Áo dài là điểm nhấn trong câu chuyện "Cô Ba Sài Gòn" - Ảnh: Vietnamnet |
Cô Ba Sài Gòn (tựa tiếng Anh: The Tailor) là bộ phim điện ảnh khai thác chủ đề áo dài Sài Gòn xưa và tôn vinh trang phục truyền thống Việt Nam. Phim vừa được trình chiếu tại các rạp toàn quốc từ ngày 10/11 vừa qua.
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đại diện đơn vị phát hành bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” cho biết: “Ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đã tha thứ, cảnh cáo và giáo dục rất nhiều lần nhưng không đem lại một hiệu quả nào rõ rệt. Giống như chúng ta đang nhắm mắt làm ngơ cho những việc xấu tưởng chừng là nhỏ, để rồi tất xả đều hại nhau” .
Ngô Thanh Vân cho rằng họ có thể đã thiệt hại gần 250 triệu đồng với hơn 5.000 lượt like trong vòng 30 phút, đồng thời, đây là lần thứ hai xảy ra vụ việc xâm phạm này và đều bắt nguồn từ một chủ thể vi phạm.
Theo pháp luật Việt Nam quy định, hành vi livestream lén trong rạp phim được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả cụ thể là hành vi sao chép tác phẩm và truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại Khoản 6, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Đi kèm theo đó là hậu quả pháp lý đối với các chủ thể vi phạm sẽ là phạt tiền theo mức phạt hành chính lên đến 35.000.000 đồng đồng thời bị buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm này (Điều 17, 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan).
Hơn thế nữa, Bộ luật Hình sự còn quy định rằng nếu có quy mô thương mại hoặc thực hiện có tổ chức, đặc biệt là vi phạm nhiều lần, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thậm chí có thể đối mặt với các hình phạt là phạt tiền có thể lên đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù lên đến 3 năm.
Việc một chủ sở hữu quyền tác giả đi đến cùng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình không phải là một vấn đề mới lạ trên thế giới.
Cụ thể là tại Nhật Bản, Luật Sở hữu trí tuệ được thực thi với các quy định cực kì nghiêm khắc.
Hành vi quay phim lậu như trên chiếu theo Luật Sở hữu trí tuệ Nhật Bản (Copyright Act – Act No 48 of 1970) sẽ thuộc vào hành vi phân phối tác phẩm trái phép xâm phạm đến quyền tác giả (điểm I Khoản 1 Điều 113) và theo đó có thể bị phạt tù đến 10 năm hoặc bị phạt tiền lên đến 10 triệu yên (hơn 2 tỉ đồng Việt Nam) hoặc áp dụng cả hai.
Luật pháp Nhật Bản thậm chí còn có yêu cầu đối với các nhà tài trợ cho việc chiếu phim trong rạp chiếu phim và các doanh nhân khác có liên quan đến ngành công nghiệp điện ảnh phải nỗ lực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc ghi âm trộm cắp các bộ phim phim (Điều 3 Luật Phòng chống quay phim lậu Nhật Bản số 65, năm 2007).
Theo luật pháp Nhật Bản quy định, các bản sao của bộ phim, trên thực tế, được thực hiện bằng phương tiện ghi âm bí mật trong rạp chiếu phim đều được phân phối rộng rãi và điều này dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng cho ngành công nghiệp điện ảnh nói chung và cá nhân tác giả, nhà sản xuất phim nói riêng.
Do đó, pháp luật Sở hữu trí tuệ ban hành đã cung cấp những phương tiện cần thiết để ngăn chặn việc quay phim lén và góp phần thúc đẩy nền văn hoá phim ảnh và ngành công nghiệp điện ảnh được phát triển một cách lành mạnh.
Trở lại với vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn”, thiết nghĩ, Ngô Thanh Vân (với vai trò là nhà sản xuất) nên là người đầu tiên khởi kiện sở hữu trí tuệ đối với điện ảnh để dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn xâm phạm bản quyền tại thị trường Việt Nam.
Theo đó, việc xử lý thật nghiêm khắc hành vi xâm phạm đã đồng thời xóa đi ý thức kém của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, trong việc bảo vệ bản quyền.
Nghiêm túc mà nói, nghệ sĩ luôn cần sự tôn trọng từ tất cả mọi người đối với công sức sáng tạo cũng như tiền bạc mà họ đã bỏ ra để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật ra công chúng.
Như khi nhạc sĩ kỳ cựu Trần Tiến dấy lên mong muốn được bảo vệ sản phẩm trí tuệ, khi mà ông kiện hãng đĩa về bản quyền âm nhạc của mình vào năm 1996, thì dư luận cũng đã được một phen cảnh tỉnh đối với vấn nạn xâm phạm bản quyền.
Nhạc sĩ từng Trần Tiến lên tiếng: “Bao giờ bản quyền được thực hiện, tôi sẽ có đủ tiền để đưa những tác phẩm chưa công bố. Nhưng tiếc rằng cho đến khi đủ tiền để làm đĩa thì các bài hát ấy đã xưa rồi, "nhừ" rồi, giống như tác giả vậy.”
Rõ ràng, khi mà ý thức xã hội được nâng cao, quyền tác giả được bảo vệ, chính những nghệ sĩ sẽ có thể thỏa sức sáng tạo hơn nữa, phát triển hơn nữa nghệ thuật của họ và khán giả sẽ được thưởng thức những tác phẩm chất lượng hơn, đặc sắc hơn.
Quay lén phim trong rạp: Phạt thật nặng, để làm gương!
Quá phẫn nộ vì bị một khán giả quay lén phim “Cô Ba Sài Gòn” đưa lên mạng, ê-kíp sản xuất và Ngô Thanh Vân ... |
Ngô Thanh Vân phát động chiến dịch 'Hãy cùng Vân' ngăn chặn livestream phim rạp
"Đả nữ" của làng giải trí Việt lên tiếng kêu gọi mọi người cùng chung sức ngăn chặn nạn livestream các tác phẩm điện ảnh, ... |
Phát hiện tình tiết mới: Kẻ livestream 'Cô Ba Sài Gòn' cũng có liên quan đến 'Em chưa 18' bị quay lén?
Những hình ảnh tiết lộ sự liên quan của đối tượng livestream phim "Cô Ba Sài Gòn" và người đã từng thực hiện hành vi ... |
Trương Thị Dạ Thảo
Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ VPLS Phan Law Vietnam