Tự ý nâng gói cước, tăng tiền khó hiểu, FPT Telecom nói gì?

Nhiều khách hàng gặp rắc rối với cách nâng cấp các gói dịch vụ Internet của FPT Telecom sau thông báo quy hoạch băng thông. Đại diện FPT Telecom nói cách phân loại nâng cấp này dựa trên "nguồn dữ liệu cá nhân hóa đến từ khách hàng" của riêng FPT.

FPT tự ý "nâng cấp" băng thông khó hiểu

Ngày 17/5, FPT gửi thông báo đến khách hàng về chương trình "Nâng cấp băng thông", thay đổi các gói cước Internet cho khách hàng cũ từ ngày 1/6. Trước đây FPT Telecom cung cấp 6 gói cước (từ F7 đến F2), nay chỉ còn 4 gói cước, tương ứng với tốc độ cam kết gồm Super 22, Super 35, Super 50 và Super 65.

Khách hàng đã nhận được tin nhắn, email,…thông báo từ FPT Telecom, về việc thay đổi gói cước. Tuy nhiên, việc nâng gói cước này diễn ra không đồng đều, cùng một gói cước cũ nhưng lại được nâng lên các gói cước mới khác nhau, mà không hề được FPT giải thích nguyên nhân.

Tự ý nâng gói cước, tăng tiền khó hiểu, FPT Telecom nói gì? - Ảnh 1.

Thông báo không rõ ràng FPT gửi tới khách hàng.

Anh Trung Nam, nhà ở Nhân Chính, Hà Nội, cho biết trước đó, gia đinh anh sử dụng gói cước F6 (22 Mb/s), sau ngày 17/5 được thông báo đổi sang gói cước mới là Super22 cùng tốc độ cũ. Trong khi đó, anh Phan, bạn anh Nam, cũng dùng gói F6 lại được nâng lên gói Super50 với tốc độ cao hơn hẳn.

Tuy nhiên, cả 2 đều không phải trả thêm tiền so với gói cước đang đóng.

Trên trang web của FPT Telecom thông báo về các gói cước mới, nhưng không nói rõ những khách hàng dùng gói cước cũ sẽ được nâng cấp như thế nào, phải thêm bao nhiêu tiền.

Giải thích không rõ ràng của FPT Telecom

Theo đại diện của FPT Telecom, cách phân loại nâng cấp như vậy là dựa trên "nguồn dữ liệu cá nhân hóa đến từ khách hàng" của riêng FPT. Cũng theo vị này, tất cả các thông báo được gửi tới khách hàng về việc nâng cấp các gói cước cũ cũng chỉ là đăng kí đề xuất được FPT đưa ra. 

Tuy nhiên, trong tất cả các thông báo gửi cụ thể tới khách hàng, FPT Telecom không hề nói đây là "đề xuất" và có thể thay đổi. Theo thông báo bằng văn bản gửi khách hàng, công ty này chỉ nói khách hàng "sẽ được quy hoạch sang gói dịch vụ mới", khiến nhiều người lầm tưởng đây là gói cố định, không thể thay đổi. 

Theo đó, nếu không để ý, rất có thể người dùng sẽ mặc định chấp nhận gói cước mà FPT tự ý đặt ra, không biết cách điều chỉnh. Mặt khác, nếu khách hàng không đồng ý, cần thay đổi thì cách thay đổi "đề xuất" này cũng vô cùng phức tạp. Hoặc là người dùng phải gọi điện đến tổng đài để thay đổi, hoặc phải truy cập đường link do chính FPT cung cấp, hoặc phải tải app về và tự thay đổi trong đó.

Đại diện FPT trong cuộc trả lời phỏng vấn với chúng tôi cho biết người dùng hoàn toàn có thể thay đổi lại gói cước nếu muốn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là FPT Telecom đã tự ý quyết định đăng kí, quyết định thay người dùng mà không có thông báo rõ ràng để khách hàng tự đăng kí.

Điều này vô hình chung tạo ra những mập mờ trong việc đăng kí các gói cước và rắc rối không đáng có cho người dùng.

Đến thời điểm này, theo đại diện FPT, hướng giải quyết cho rắc rối này vẫn là khách hàng phải tự thay đổi thủ công nếu muốn. Còn nếu khách hàng không có sự thay đổi, FPT Telecom sẽ giữ nguyên "mức tự đề xuất của mình thay khách hàng" và áp dụng bắt đầu từ ngày 1/6 tới đây.

Từ 1/6 tới, ba nhà cung cấp Internet lớn bao gồm FPT Telecom, Viettel Telecom và VNPT đều thông báo sẽ thay đổi băng thông dịch vụ Internet. Trong đó Viettel Telecom, VNPT đều thông báo tăng gấp đôi tốc độ truy cập, nhưng không thay đổi giá cước. 

Chỉ riêng FPT Telecom công bố "quy hoạch băng thông", nhưng lại không nói rõ sự thay đổi giữa gói cước cũ và mới, cũng như mức giá của các gói cước.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.