Tương lai nào cho thị trường thuê đất công nghiệp năm 2020?

Jones Lang LaSalle (JLL, một công ty dịch vụ bất động sản thương mại - NV) Việt Nam vừa công bố báo cáo diễn biến thị trường bất động sản công nghiệp các tỉnh phía Nam (thuộc vùng TP HCM và lân cận) trong 6 tháng cuối năm 2019 với giá thuê tiếp tục tăng cao.

Với số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao, các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá thuê đất công nghiệp trung bình khu vực miền Nam trong quý III và IV/2019 đạt 101 USD/m2 trên chu thuê, trong khi trước đó 12 tháng vẫn còn ở mức dưới 90 USD/m2 trên chu thuê.

Tuy nhiên, việc phát triển logistics, cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá thuê này. Quá trình phát triển hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp. Do đó, thị trường bắt đầu xuất hiện xu hướng các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác.

Nhà xưởng xây sẵn, một trong những lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có giá thuê dao động từ 3,5-5 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại so với 6 tháng đầu năm 2019.

Trong quý IV/2019, mặc dù nhu cầu tìm thuê khu công nghiệp (KCN) các tỉnh phía Nam rất cao nhưng ghi nhận thực tế, bên cho thuê đất và bên đi thuê không đạt thỏa thuận thành công. Nguyên nhân là do giá đất đã tăng cao và do việc thiếu quỹ đất có sẵn để cho thuê ở một số thị trường. Tỉ lệ lấp đầy trung bình chỉ tăng nhẹ mặc dù có rất nhiều yêu cầu thuê đất, tuy nhiên, nhiều thỏa thuận trong số đó đã không thể chốt thành các giao dịch thành công trong quý vừa qua.

Trong những tháng cuối năm 2019, không có KCN mới nào được đưa vào thị trường. Ngoài ra, thị trường đang phải trải qua tình trạng thiếu quỹ đất sẵn sàng cho thuê, đây là kết quả của những khó khăn trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng, chủ yếu ghi nhận tại các KCN ở Đồng Nai và TP HCM. Giá đất tiếp tục tăng theo thời gian.

Quỹ đất chưa hoàn thành trong các KCN hiện hữu dự kiến sẽ được ra mắt trong quý II và III/2020. Ngoài ra, khoảng 1.890ha tại các KCN mới và khu mở rộng dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2020 ở miền Nam, chủ yếu ở Bình Dương và tỉnh này đã gần cạn nguồn cung.

JLL nhận định dù đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy đã đạt được một phần ở giai đoạn đầu, nhưng đây chỉ được coi là một "lệnh ngừng bắn". Xu hướng chuyển đổi sản xuất vẫn sẽ tiếp tục và đem lại lợi ích cho nền công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các chủ đầu tư KCN nên xem lại chiến lược định giá, đặc biệt là khi bảng giá đất mới từ Chính phủ sẽ ra mắt vào đầu năm 2020 và kết hợp phát triển logistics đi đôi với cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.