Cho rằng đăng ký càng nhiều nguyện vọng, cơ hội đỗ đại học càng cao, nên nhiều học sinh đã đăng ký tận 20 nguyện vọng xét tuyển. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đăng ký nhiều chưa chắc cơ hội trúng tuyển đã cao, thậm chí còn gây lãng phí.
Thi nhau đăng ký nhiều nguyện vọng
Theo quy định của Bộ GDĐT, từ ngày 1-20.4, thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2018. Cũng như năm 2017, năm nay thí sinh tiếp tục không bị giới hạn nguyện vọng.
Năm 2017, đã có thí sinh giữ kỷ lục khi đăng ký tới 48 nguyện vọng xét tuyển. Năm nay, theo khảo sát của PV Lao Động, tại Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), có học sinh đăng ký tới 25 nguyện vọng. Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cũng có học sinh đăng ký 17 nguyện vọng. Nhiều trường khác, học sinh đăng ký ở mức trung bình từ 7-8 nguyện vọng.
Những ngày qua trên một số diễn đàn, nhiều học sinh lớp 12 cũng hồ hởi khoe số nguyện vọng mà mình đăng ký. Nhiều học sinh đã đăng ký kín tất cả 20 dòng trong tờ phiếu, tương đương với 20 nguyện vọng.
Nhiều thí sinh đăng ký lên tới 20 nguyện vọng, vào các ngành học khác nhau của cùng một trường. |
Mỗi nguyện vọng phải nộp mức phí là 30.000 đồng, nếu đăng ký mấy chục nguyện vọng như vậy, số tiền phải bỏ ra cũng không nhỏ.
Một phụ huynh ở Hà Nội phản ánh đến Báo Lao Động, chia sẻ nỗi hoang mang giữa “ma trận” nguyện vọng mà con đăng ký. Chị cho hay, phần lớn bạn bè của con cũng đều đăng ký tận 20 nguyện vọng, vì nghĩ đây là điều kiện bắt học mà Bộ GDĐT đưa ra.
Tuy nhiên, Bộ GDĐT không có quy định nào ép buộc học sinh phải đăng ký đủ 20 nguyện vọng. Bộ không giới hạn, đăng ký bao nhiêu là quyền của thí sinh, dưới sự tư vấn của phụ huynh và nhà trường.
Đăng ký bao nhiêu là đủ?
Theo lời khuyên của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Phụng, phụ huynh nên tư vấn cho con em mình đăng ký 5 - 6 nguyện vọng là được. Với số lượng nguyện vọng đăng ký như vậy, cơ hội đỗ đại học của thí sinh đã ở mức cao.
Để tăng cơ hội đỗ ĐH, trước khi đăng ký, thí sinh nên tìm hiểu về ngành học đó, cơ hội việc làm ra sao, biết năng lực sở trường của mình có phù hợp với ngành học hay không.
Khi đã chọn được ngành học yêu thích, thí sinh sẽ ghi nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự: Nguyện vọng có thể hơi thấp so với năng lực để đề phòng rủi ro. Nhưng, cũng có những NV ngang bằng với năng lực của các em để khả năng trúng tuyển cao và có các NV cao hơn một chút so với khả năng để có những định hướng cố gắng phấn đấu.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa (ĐH Quốc gia TPHCM), việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng hoàn toàn không có nghĩa là tăng khả năng trúng tuyển. Thí sinh phải biết lựa chọn đâu là ngành mong muốn nhất để đặt nguyện vọng 1, vì nếu đã trúng tuyển một nguyện vọng trong danh sách đã đăng ký, thí sinh sẽ không được phép xét tuyển ở các nguyện vọng khác.
Việc đăng ký quá nhiều, theo phong trào, trong khi chưa tìm hiểu các thông tin về trường, điểm chuẩn các năm, cơ hội việc làm… sẽ dễ bị lựa chọn sai lầm hoặc gây lãng phí.
Thí sinh đăng ký 25 nguyện vọng xét tuyển!
'Quy chế tuyển sinh vào ĐH cho phép thí sinh tự do đăng ký thì em cứ đăng ký thôi', một học sinh chia sẻ. |
Đăng ký 24 nguyện vọng, thí sinh có dễ trúng tuyển?
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay cho thấy, nhiều thí sinh vẫn còn khá lúng túng trong việc chọn ngành, nghề, trường. |
Xét tuyển trường công an 2018: Điều chỉnh nguyện vọng như thế nào?
Thí sinh xét tuyển vào trường công an năm 2018 chỉ có thể điều chỉnh nguyện vọng đăng ký trước đó nếu như đã đạt ... |