Unilever muốn xóa trụ sở tại Hà Lan, chấm dứt chế độ 'hai trụ sở' kéo dài 90 năm

Hôm qua (11/6), Unilever đã đề xuất xóa sổ trụ sở ở Hà Lan, chỉ còn duy nhất trụ sở ở Anh. Động thái này được đưa ra trước bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế toàn cầu.
Unilever đặt dấu chấm hết cho chế độ 'hai trụ sở' kéo dài gần 100 năm  - Ảnh 1.

Trụ sở của Unilever ở Rotterdam, Hà Lan sẽ bị đóng cửa, sáp nhập với trụ sở tại London - Anh nếu đề xuất được các cổ đông thông qua. (Nguồn: Reuters).

Unilever thông báo vào hôm qua (11/6), rằng tập đoàn đa quốc gia của Anh và Hà Lan này sẽ kết thúc hệ thống trụ sở kép, chấm dứt hơn 90 năm tồn tại của trụ sở Unilever ở Hà Lan.

Công ty mẹ của thương hiệu Dove và trà Lipton, cho biết sẽ hợp nhất trụ sở tại Hà Lan về Anh, và trở thành tập đoàn của Anh, được Unilever cho là sẽ đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh của hãng.

Việc chỉ có một trụ sở sẽ giúp Unilever phát hành cổ phiếu dễ dàng hơn để huy động vốn, cũng như thực hiện các giao dịch mua cổ phiếu các công ty khác, hoặc tách một số bộ phận, như kế hoạch có thể sẽ tách đơn vị sản xuất trà của Unilever.

Hãng cho biết ngoài những điều trên, sẽ không có nhiều thay đổi nào khác, đồng thời việc chấm dứt đặt trụ sở ở Hà Lan sẽ không đi kèm với việc cắt giảm công ăn việc làm tại đây.

Cổ phiếu của Unilever vẫn sẽ được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam, London và New York.

Năm 2018, Unilever đã từng đưa ra đề xuất hợp nhất trụ sở tại Anh về Hà Lan, nhưng gặp phải sự phản đối của các cổ đông Anh, với lo ngại rằng cổ phiếu của Unilever sẽ bị loại khỏi chỉ số chứng khoán London FTSE 100 nếu sự sáp nhập này trở thành hiện thực.

Tương tự, quyết định hợp nhất tập đoàn lần này cũng cần phải nhận được sự chấp thuận từ phía các cổ đông của Unilever ở Hà Lan và Anh.

Theo hãng tuyên bố, sự hợp nhất sẽ đạt được thông qua việc sáp nhập hai trụ sở về Anh, với các cổ đông của Unilever ở Hà Lan sẽ nhận được một mức cổ phần của Unilever Anh cho mỗi cổ phần nắm giữ tại Hà Lan của mình.

Unilever sẽ cần 50% lá phiếu phê duyệt của cổ đông Hà Lan và 75% từ cổ đông Anh để thực hiện kế hoạch cải tổ thế kỉ này.

Unilever đặt dấu chấm hết cho chế độ 'hai trụ sở' kéo dài gần 100 năm  - Ảnh 2.

Năm 2018, Unilever từng đề xuất sáp nhập trụ sở tại London về với trụ sở ở Hà Lan, nhưng đã thất bại vì gặp phải sự phản đối từ cổ đông tại Anh. (Nguồn: ShutterStock).

Kể từ khi được thành lập vào năm 1930, Unilever đã duy trì hệ thống hai trụ sở ở Rotterdam - Hà Lan và London - Anh.

Doanh thu của Unilever vốn đã chịu áp lực từ việc phản ứng chậm với các thị trường mới nổi, sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Bắc Mỹ, theo sau là đại dịch Covid-19 đã làm tổn thương doanh số của hãng.

Nhà phân tích Warren Ackerman của Barclays, cho biết dự báo tỉ lệ P/E 4 quý tiếp theo của Unilever là 18,2, trong khi các đối thủ khác của hãng ghị nhận lên tới 20 lần.

Giá cổ phiếu của Unilever tại Anh đã giảm 0,6% sau thông báo này, xóa đi mức gia tăng trước đó. Trong khi giá cổ phiếu niêm yết ở Hà Lan đã tăng 1,1%.

Dù Unilever hứa hẹn sẽ tăng đầu tư tại Hà Lan và giữ lại bộ phận Thực phẩm và Giải khát (F&R) của hãng tại quốc gia này, Hà Lan vẫn tỏ rõ sự thất vọng với đề xuất của Unilever. 

Bộ phận Thực phẩm và Giải khát (F&R)  của Unilever chiếm khoảng 40% doanh thu của tập đoàn, đạt 20 tỉ euro (tương đương 23 tỉ USD) mỗi năm, sở hữu các thương hiệu như gia vị Knorr và kem Magnum.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.