Công ty mẹ Zara đóng cửa 1.200 cửa hàng thời trang trên toàn thế giới

Inditex, chủ sở hữu hãng thời trang Zara, sẽ đóng cửa vĩnh viễn đến 1.200 địa điểm bán lẻ, chiếm 16% tổng số cửa hàng trên toàn cầu, đồng thời chú trọng vào kênh bán hàng trực tuyến, sau khi vạch ra kịch bản hoạt động hậu đại dịch Covid-19.
Công ty mẹ Zara đóng cửa 1.200 cửa hàng thời trang trên toàn thế giới - Ảnh 1.

Công ty mẹ các thương hiệu nổi tiếng Bershka, Pull&Bear, Massimo Dutti và Zara, thông báo sẽ đóng cửa đến 1200 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu, chủ yếu ở châu Á và châu Âu. (Nguồn: The Guardian).

Inditex cho biết kế hoạch sẽ đóng cửa khoảng 1.000-1.200 cửa hàng, chủ yếu là các cửa hàng nhỏ, và dự kiến sẽ tập trung vào các thương hiệu khác hơn là Zara.

Các thương hiệu khác của ông lớn bán lẻ Tây Ban Nha là những cái tên phổ biến gồm Bershka, Pull&Bear và Massimo Dutti.

Inditex tiết lộ khu vực bị áp dụng sẽ tập trung ở châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, công ty sẽ vẫn giữ số nhân sự ban đầu, và chỉ thay đổi vai trò làm việc của họ sang các vị trí liên quan đến kênh bán hàng trực tuyến.

Với động thái này, tổng số 7.412 cửa hàng của ông lớn thời trang thế giới sẽ giảm xuống còn khoảng 6.700-6.900 cửa hàng toàn cầu, nếu tính cả kế hoạch mở 450 thêm cửa hàng mới.

Inditex, một trong những nhà bán lẻ hàng may mặc lớn nhất thế giới, đã ghi nhận tổn thất nặng nề bởi đại dịch Covid-19, với doanh số giảm 44% xuống còn 3,3 tỉ euro chỉ trong quý đầu năm tài chính 2020, kết thúc vào ngày 30/4.

Công ty này đã báo cáo khoản lỗ ròng 409 triệu euro trong quý I, đến ngày 8/6 gần 25% cửa hàng của hãng vẫn đang bị đóng cửa.

Song, tăng trưởng trong doanh số bán hàng trực tuyến cũng đã bù đắp phần nào, theo Inditex. Doanh số bán hàng trực tuyến từ các thương hiệu ghị nhận đã tăng 50% cùng quý, và tăng 95% (tính theo năm) so với tháng 4.

Inditex cho biết sẽ đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến hơn, trong khi vẫn giữ mức cạnh tranh với các đối thủ lớn của mình như H&M và Uniqlo, cùng các đối thủ trực tuyến mới hơn như Asos và Boohoo ở Anh.

Theo kế hoạch mới của Inditex, kênh bán hàng trực tuyến sẽ chiếm hơn 25% tổng số doanh thu vào năm 2022, cao hơn nhiều với con số 14% trong năm tài chính 2019. Theo công ty thông báo, các cửa hàng bán lẻ lớn sẽ đóng vai trò là trung tâm phân phối sản phẩm cho kênh bán hàng trực tuyến của các thương hiệu.

Inditex cũng có kế hoạch chi 1 tỉ euro để lên sân chơi thương mại điện tử trong năm 2022 với thêm 1,7 tỉ euro khác cho các cửa hàng, giúp các địa điểm này phối hợp tốt hơn với các trang bán hàng trực tuyến, tăng tốc độ giao hàng và theo dõi sản phẩm liên tục hơn.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.