Văn học trẻ TP HCM – một cái nhìn

Các nhà văn Trần Văn Tuấn, Phạm Sỹ Sáu, Phan Hoàng, Trần Nhã Thuỵ, Nguyễn Phong Việt, Anh Khang,... đã có buổi chia sẻ thú vị về đời sống văn học trẻ cùng bạn đọc yêu văn chương vào ngày 12/11 vừa qua.
van hoc tre tphcm mot cai nhin
Rất đông sinh viên, bạn đọc yêu văn chương đã đến dự buổi tọa đàm cùng các tác giả.

Đời sống văn học một quốc gia, một thành phố không thể thiếu hơi thở của các sáng tác trẻ, nhất là một thành phố trẻ như TP.HCM. Buổi tọa đàm “Văn học trẻ TP HCM – Một cái nhìn...” đã diễn ra trong không khí trao đổi sôi nổi tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Chương trình thu hút không chỉ sinh viên Khoa Văn học Ngôn ngữ mà cả nhiều bạn đọc yêu văn chương cũng đến dự.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM; nhà văn Trần Nhã Thụy, trưởng ban nhà văn trẻ TP HCM; hai cây bút trẻ Nguyễn Phong Việt, Anh Khang cùng nhiều tác giả khác. Nhiều vấn đề của văn học trẻ đã được đem ra bàn luận và nhận những chia sẻ sôi nổi từ các tác giả cũng như sinh viên, bạn đọc yêu văn chương.

Một trong những vấn đề đặt ra trong buổi tọa đàm, theo nhà thơ Phan Hoàng là “làm sao để những tác phẩm của người viết trẻ vừa có giá trị nghệ thuật đích thực vừa có sức sống bền lâu lại được đông đảo bạn đọc đón nhận”. Vấn đề này cũng nhận được nhiều ý kiến đến từ các tác giả trẻ cũng như bạn đọc tham dự.

Chia sẻ quan điểm của mình về văn học trẻ, PGS. TS Trần Lê Hoa Tranh cũng bày tỏ: “Văn học trẻ hiện nay cần một sự nhìn nhận nghiêm túc từ phía các nhà nghiên cứu hàn lâm. Cần xem đây là một bộ phận quan trọng của văn học một quốc gia, dù họ là đại chúng hay tinh hoa thì cũng cần phải nghiên cứu, cần trở thành những đề tài nghiên cứu ở nhiều mức độ, ngắn thì là bài báo, dài thì là công trình, sách,… vì những tác phẩm này phản ánh thời đại mà người trẻ đang sống”.

Cũng theo PGS. TS Trần Lê Hoa Tranh, còn nhiều vấn đề hay nữa có thể bàn tới cho các nhà văn trẻ: cách thức xuất bản, văn học mạng, tương tác độc giả ảnh hưởng thế nào đến việc sáng tác, đến chủ đề, các nhà văn trẻ xem việc viết của mình nghiêm túc đến mức độ nào,…

"Những tọa đàm như thế này rất hay. Nó kéo gần nhà văn và một đối tượng độc giả rất lý tưởng là sinh viên ngữ văn. Nhà văn hiểu thêm những chuẩn giá trị, những đòi hỏi mà sinh viên đưa ra cho việc sáng tác, sinh viên hiểu thêm đời sống văn học đương đại. Và cả hai cần tôn trọng lẫn nhau. Và nhà phê bình, là người quan sát những hiện tượng này!”, cô Hoa Tranh nhấn mạnh.

chọn
Cận cảnh khu đất gần 10.000 m2 sát công viên Ngọc Thụy sắp làm hạ tầng để đấu giá
UBND TP Hà Nội giao hai ô đất có tổng diện tích 9.989,5m2 đất tại phường Thượng Thanh, đoạn gần công viên Ngọc Thụy, cho quận Long Biên để chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật, lên phương án đấu giá.