VDSC: Bức tranh lợi nhuận của ngành thép sẽ chưa thể cải thiện trong ngắn hạn

Theo VDSc, lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sẽ vẫn chưa khá hơn trong ngắn hạn quý IV này trong bối cảnh xu hướng giá thép tiếp tục đi xuống, tiêu thụ yếu cùng với lãi suất ngày càng cao.

Trong báo cáo về ngành thép mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho ràng đầu tư công sẽ hỗ trợ cho tiêu thụ thép nội địa. Cụ thể, năm 2023, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế có thể hỗ trợ nhu cầu thép trong nước đặc biệt là thép xây dựng.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công dự kiến đạt 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020. Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507.400 tỷ đồng, chiếm 46,6% kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản xuất thép xây dựng có thể hưởng lợi (HPG. Formosa, Pomina…). Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong quý IV/2022.

Nhu cầu giảm kéo giá thép giảm nhanh từ tháng 5/2022 nhưng đà giảm đã chậm dần và giá có xu hướng tạo đáy đầu quý IV năm nay. Hầu hết các nhà sản xuất thượng nguồn như Formosa Hà Tĩnh, Hòa Phát, Pomina… đã giảm mạnh huy động công suất. Tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới (Trung Quốc, EU, Nhật Bản,…). Do đó, đà rơi của giá thép trên toàn cầu đã được kìm hãm.

Cạnh tranh giá bán nội địa giữa các nhà sản xuất Việt Nam sẽ giảm khi hàng tồn kho giá cao tích lũy trong năm 2022 được giải phóng dần trong các tháng tới. Trong khi đó, cạnh tranh xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu gia tăng khi nhiều đối thủ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) đẩy mạnh xuất khẩu sang Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2023.

Với giả định các hoạt động kinh tế của Trung Quốc bình thường hóa từ quý III/2023, tiêu thụ thép của nước này sẽ tập trung vào nội địa. Theo đó, mặt bằng giá thép có thể diễn biến dao động quanh mức hiện tại trước khi tăng dần từ giữa năm 2023 nhờ nhu cầu trở lại tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và cạnh tranh từ Trung Quốc giảm.

VDSC cho rằng bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn chưa khá hơn trong ngắn hạn quý IV này trong xu hướng giá thép tiếp tục đi xuống (dù chậm), tiêu thụ yếu cùng với lãi suất ngày càng cao.

Giá than luyện cốc, quặng sắt và thép phế sẽ có một năm “êm dịu” hơn khi nhu cầu thép thế giới được dự báo trầm lắng trong năm 2023. Tương tự giá thép, giá các nguyên liệu sản xuất thép được kỳ vọng dao động trong biên độ hẹp quanh mặt bằng giá cuối năm nay do nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của các nhà máy thượng nguồn trên toàn cầu thấp và chỉ nhỉnh hơn vào cuối năm.

Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp, cả thượng nguồn (Hoà Phát, Formosa, Pomina,…) và hạ nguồn (Nam Kim, Hoa Sen, SMC,…) sẽ mở rộng nhẹ từ quý III trở đi trên cơ sở xuất khẩu phục hồi.

Gánh nặng đồng Việt Nam (VND) mất giá và lãi suất tăng vẫn lớn, tiếp tục ảnh hưởng lên chi phí tài chính. Các doanh nghiệp đang và sẽ giới hạn tác động của vấn đề tỷ giá và lãi suất thông qua thắt chặt nhu cầu vay mượn và quản trị vốn lưu động chặt chẽ hơn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.