Vì sao hàng triệu đàn ông Trung Quốc ế vợ?

Đến năm 2050, khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc ở độ tuổi kết hôn sẽ ế vợ. Ở một đất nước có tỷ lệ chênh lệnh giới tính ngày càng cao như Trung Quốc, tình trạng nam giới độc thân quá nhiều được coi là một vấn đề lớn.
 
vi sao hang trieu dan ong trung quoc e vo 30 triệu đàn ông Trung Quốc sẽ ế vợ trong 30 năm tới
vi sao hang trieu dan ong trung quoc e vo Lo gây dựng sự nghiệp, phụ nữ Trung Quốc 'ngại' kết hôn

vi sao hang trieu dan ong trung quoc e vo

Tỷ lệ chênh lệnh giới tính ngày càng cao khiến thanh niên trong độ tuổi kết hôn khó tìm được "nửa kia" của mình. Ảnh minh họa: Getty

Số lượng nam giới ở Trung Quốc cao hơn nữ giới hàng triệu người, hệ quả của chính sách một con kéo dài hàng chục hơn. Dù chính phủ đã bãi bỏ chính sách này từ năm 2015, hệ lụy của nó còn kéo dài nhiều thập kỷ.

Từ "Shengnan" nghĩa là "đàn ông tồn kho" được dùng để chỉ nam giới đến tuổi kết hôn nhưng chưa lập gia đình. Sự mất cân bằng giới tính khiến nam giới gặp khó khăn khi tìm kiếm đối tác và tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn, theo BBC.

Trong cuốn sách “The Demographic Future”, nhà kinh tế chính trị học người Mỹ Nicholas Eberstadt dự đoán tới năm 2030, hơn 1/4 nam giới Trung Quốc trong độ tuổi 30 sẽ ế vợ. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Wang Guangzhou của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết đến năm 2020, số đàn ông Trung Quốc ở độ tuổi 35-59 vẫn ế vợ sẽ là 15 triệu người và đến năm 2050 là 30 triệu người.

Khi số lượng nữ ít hơn nam, cuộc đua tìm kiếm và giành lấy “một nửa” phù hợp trước khi bị người khác “hớt tay trên” là chặng đường gian nan, trong hành trình kiếm vợ của nhiều đàn ông Trung Quốc. Họ sẵn sàng chi nhiều khoản tiền lớn để tìm mọi cách có vợ, dù đôi khi không thành công.

Năm 2015, một doanh nhân 40 tuổi từng kiện một công ty mai mối tại Thượng Hải vì chi tới 7 triệu nhân dân tệ (1 triệu USD) nhưng vẫn không tìm được cho anh một cô vợ.

Trong khi đó, một lập trình viên máy tính từ Quảng Châu mạnh tay mua 99 chiếc điện thoại iPhone để cầu bạn gái. Nhưng thật không may, anh chàng bị cô gái từ chối. Thậm chí anh còn bị người dùng mạng xã hội “sỉ nhục” khi các hình ảnh về màn cầu hôn hoành tráng được chia sẻ rộng rãi.

Chạy đua kiếm vợ trong thời đại công nghệ

vi sao hang trieu dan ong trung quoc e vo
Hẹn hò cấp tốc là lựa chọn của nhiều thanh niên Trung Quốc. Ảnh: Alamy

Năm mới là cơ hội để người độc thân có thể tìm được “nửa kia" khi các gia đình thường tới thăm nhà họ hàng và bạn bè. Nhưng những buổi gặp truyền thống giờ đây lại phải nhường chỗ cho cách làm quen kiểu hiện đại. Hẹn hò trực tuyến đang phát triển nhanh ở Trung Quốc. Các ứng dụng tin nhắn WeChat ngày càng phổ biến, giúp mọi người biết tới nhau dễ dàng hơn.

"Những năm gần đây, chuyện hẹn hò ở Trung Quốc ngày càng trở nên cởi mở và quen thuộc hơn theo cách của người phương Tây. Giới trẻ có nhiều lựa chọn và nghe trái tim mách bảo chứ không theo cha mẹ”, Jun Li, cô con một trong gia đình ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, cho biết.

Ngày nay, nhiều nam giới theo học ngành tâm lý và thời trang để giúp mình trở nên hấp dẫn hơn. Và để tránh bị cha mẹ dò xét, một số người thậm chí thuê bạn gái “giả” thông qua các ứng dụng như Hire Me Plz để giới thiệu với gia đình. Mức giá thuê một cô gái giả lên tới 10.000 nhân dân tệ (1.450 USD) một ngày.

Áp lực tiêu chuẩn

Kiếm vợ là vấn đề lớn với nam giới ở các vùng nông thôn nghèo, nơi người dân vẫn giữ lối suy nghĩ rằng đàn ông cần có đủ khả năng tài chính trước khi lập gia đình.

"Nếu người đàn ông muốn kết hôn, mẹ vợ tương lai sẽ yêu cầu anh ta phải mua nhà trước khi xét các bước tiếp theo. Đây là lý do vì sao giá nhà tăng mạnh trong những năm gần đây”, cô Hong Yang, 30 tuổi, nói.

Song, gánh nặng tài chính đối với nam giới cũng khiến phụ nữ khó tìm chồng. Nhiều nam giới, phần lớn vì chi phí kết hôn, lựa chọn việc cưới muộn. Khi đã ổn định, họ thường tìm những cô gái trẻ hơn. Các cặp vợ chồng Trung Quốc thường chênh lệnh nhau từ 10 tới 20 tuổi.

"Thật khó để phụ nữ tìm được một người đàn ông phù hợp khi họ 32 tuổi”, Hong Yang nói. “Người đàn ông đủ điều kiện lại muốn cưới những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Đổi lại, phụ nữ muốn tìm người có tài chính ổn định, nên có xu hướng thích đàn ông lớn tuổi”, các chuyên gia nhận xét.

Tất nhiên, điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Phụ nữ có học vấn và độc lập về tài chính sẵn sàng chọn cuộc sống độc thân, dù bị gắn mác “gái ế”, Heather Ma, khoảng 30 tuổi, sống ở Thượng Hải, nói.

Phụ huynh giăng 'bẫy'

Sự sốt sắng của các ông bố bà mẹ đã gây áp lực lên những chàng trai, cô gái ở tuổi kết hôn. "Các bậc cha mẹ nghĩ rằng họ có trách nhiệm giúp con cái ở tuổi trưởng thành lập gia đình. Vì vậy, họ tạo áp lực lên con cái trong việc tìm kiếm đối tác, hẹn hò và chuẩn bị cho chuyện cưới hỏi”, Roger Zhou (39 tuổi, ở Tô Châu và đã kết hôn), nói.

Điều này dẫn tới việc phụ huynh phải đích thân "kiếm vợ, gả chồng” cho con.

“Hẹn hò giấu mặt do cha mẹ sắp xếp vẫn còn phổ biến”, Melinda Hu, 32 tuổi, nói. "Phụ huynh phải đối diện với những lời xì xào từ bên ngoài nếu con gái hay con trai họ không kết hôn, nên luôn muốn con hẹn hò giấu mặt và kết hôn trước tuổi 30”, Hu nói.

vi sao hang trieu dan ong trung quoc e vo
Phụ huynh Trung Quốc tìm tới "chợ hôn nhân" với mong muốn tìm được người phù hợp với con mình. Ảnh: Alamy

Kế đến là các “chợ hôn nhân”, nơi bất kỳ ai tham gia cũng có thể trao đổi hoặc tìm thông tin về người chưa kết hôn và sắp xếp các cuộc hò hẹn. Tại một trong những “chợ hôn nhân” lớn nhất tại Thượng Hải, “góc mai mối” tràn ngập lời quảng cáo con cái do chính tay cha mẹ viết. Chúng bao gồm các thông tin như thu nhập, trình độ học vấn và tính cách. Nhiều phụ huynh kiên trì tới “chợ hôn nhân” hàng tuần trong nhiều năm để tìm “nửa kia” cho con mình, nhưng không thành công.

Lối suy nghĩ của nhiều thanh niên Trung Quốc giờ đây cũng thay đổi. Họ coi cách trò chuyện, cư xử của đối phương quan trọng hơn yêu cầu vật chất. Jun Li nói sẽ không vội vàng trong chuyện kết hôn, bởi muốn chờ đợi người đàn ông có “trái tim và tâm hồn” đồng điệu.

chọn
Hà Nội mời đầu tư khu đô thị tỷ USD trong phân khu sông Hồng
Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh (huyện Đông Anh) có diện tích 268 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD.