Những người chồng trở thành nô lệ sau khi kết hôn

Bị lừa theo dạng hợp đồng hôn nhân và bán sang Hong Kong, những người đàn ông đến từ Ấn Độ và Pakistan làm việc không khác gì nô lệ cho “gia đình vợ” sau khi “kết hôn”. Họ quá cay đắng, sợ hãi và tủi hổ đến mức không dám nói ra câu chuyện này.
 

Kể từ khi rời quê nhà Pakistan cách đây 4 năm để đến vùng đất mới và bắt đầu cuộc sống mới hứa hẹn nhiều điều tươi sáng, anh Shahid Sandhu vẫn chưa hết bàng hoàng và cay đắng bởi cuộc hôn nhân không những không có tình yêu mà còn hơn cả “địa ngục”. Ở nơi đây, Hong Kong mỹ lệ, Shahid Sandhu phải làm việc quần quật cả ngày, không những thế còn bị “vợ”, “anh em vợ”, “bố mẹ vợ” kiểm soát mọi hành động.

nhung nguoi chong tro thanh no le sau khi ket hon
Những người chồng trở thành nô lệ sau khi kết hôn. (Ảnh: AFP)

Họ bắt anh phải làm việc cả ngày lẫn đêm, 7 ngày mỗi tuần. Ban ngày anh làm công nhân xây dựng, buổi chiều và tối khi trở về nhà, anh trở thành “người giúp việc”, “đầy tớ” cho cả gia đình. Họ đánh đập anh và mắng nhiếc, sỉ vả, xúc phạm thậm tệ nếu anh có bất cứ biểu hiện mệt mỏi và phản kháng. Họ cũng “cướp” sạch tiền lương của anh, không cho anh ăn uống đầy đủ, thậm chí dọa giết anh.

Sandhu biết rõ họ đang vi phạm pháp luật khi ngược đãi anh như thế, nhưng những lần bạo hành thể chất và tinh thần liên tục khiến anh kiệt sức và không còn mong muốn chống trả. Anh một mình chống chọi với cơn ác mộng này, quá sợ hãi, quá hoảng loạn, quá xấu hổ đến mức không thể nói ra.

Câu chuyện của Sandhu khi được kể ra tưởng như đó là câu chuyện của thời cổ đại, nhưng nó lại xảy ra ở đây, tại một trong những thành phố văn minh bậc nhất thế giới: Hong Kong. Đáng sợ là trường hợp của Sandhu không phải là độc nhất.

Các luật sư và đại diện của các tổ chức phi chính phủ tại đây cho biết Sandhu chỉ là một trong số hàng chục trường hợp đàn ông bị lừa kết hôn giả, trước khi bị buôn bán sang Hong Kong và trở thành “nô lệ” của “gia đình vợ”.

Những nạn nhân thường bị dụ dỗ sau khi nghe những lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, một cuộc sống sung túc, giàu có để họ có thể có tiền gửi về cho người thân, gia đình ở quê nhà. Và “địa ngục” bắt đầu ngay khi những người đàn ông này đặt chân tới Hong Kong. Xấu hổ, tủi nhục, sợ bị trả thù, đó là những lý do vì sao họ không dám lên tiếng và trình báo. Những nhà làm luật gọi họ là những “người chồng nô lệ”.

nhung nguoi chong tro thanh no le sau khi ket hon
Những người chồng nô lệ bị đánh đập, xúc phạm và bị trầm cảm. (Ảnh: SCMP)

Cụ thể như trường hợp của Sandhu, anh được mai mối kết hôn với một phụ nữ Pakistan sinh ra ở Hong Long. Họ nói rằng nhà cô gái này rất giàu có, sẽ giúp đỡ Sandhu có việc tại Hong Kong để có tiền gửi về cho bố mẹ ở quê. Sandhu làm thủ tục kết hôn ở Pakistan và vài tháng sau đó, Sandhu sang Hong Kong cùng vợ theo diện visa vợ chồng và cơn ác mộng bắt đầu từ đó.

Một trường hợp khác, Karamjit Singh, 28 tuổi, người Ấn Độ, cũng lâm vào hoàn cảnh “làm người chồng nô lệ” như Sandhu. Anh cũng được hứa hẹn về một cuộc sống giàu có tại Hong Kong. Singh vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con một và mẹ mất sớm.

Năm 2012, Singh kết hôn với một phụ nữ Ấn Độ sinh ra tại Hong Kong. Một năm sau đó, anh được cấp thị thực vợ chồng sang Hong Kong. Tại đây, Singh bị anh vợ và bố vợ bảo rằng Singh phải đi làm việc ở công trường vào ban ngày và làm bảo vệ buổi tối. Singh thường xuyên bị họ lấy giày cao gót đánh, bị sỉ nhục lòng tự trọng. Tiền lương của Singh bị bố vợ giữ và “vợ” anh phát tiền cho anh mỗi ngày.

Sandhu và Singh chỉ là hai trường hợp “người chồng nô lệ” trong rất nhiều trường hợp tương tự ở Hong Kong. Trên Scmp, nhà tâm lý học Dickinson cho biết những người chồng nô lệ này bị rối loạn căng thẳng, trầm cảm, bất an và lo bị trừng phạt. Họ thường bị dọa sẽ gây tổn thương tới gia đình ở quê nhà nên không dám trình báo việc này đến cơ quan chức năng.

Trong khi đó, Hongy Wong, chủ tịch Ủy ban Chống Buôn người thuộc Liên đoàn nữ luật sư Hong Kong cho biết Hong Kong không có luật cụ thể về hôn nhân cưỡng ép và hôn nhân nô lệ. Tuy nhiên trước tình trạng gia tăng này, Sở di trú Hong Kong cũng đã bắt đầu hợp tác chặt chẽ hơn với Pakistan và Bangladesh để ngăn chặn nạn buôn người .

XEM THÊM

nhung nguoi chong tro thanh no le sau khi ket hon Người phụ nữ ly dị sau 20 năm làm 'nô lệ tình dục' của chồng

Một phụ nữ Indonesia tố cáo ở tuổi tiền mãn kinh chị không đáp ứng được nhu cầu của chồng nữa nên muốn ly hôn.

nhung nguoi chong tro thanh no le sau khi ket hon Đời nô lệ của người Việt bị bán sang Anh trồng cần sa

10 tuổi, "Stephen" bị đưa từ Hà Nội đến London, trải qua 4 năm dưới tay một băng đảng ma túy tàn bạo. Giờ đây ...

nhung nguoi chong tro thanh no le sau khi ket hon Chuyện từ Trung Quốc của cô gái về chuỗi ngày làm dâu như 'nô lệ tình dục' và các lần trốn bất thành

Cô gái trẻ cho biết, vì chịu không nổi cảnh bị người chồng Trung Quốc bạo dâm, đánh đập nên cô đã nhiều lần muốn tự ...

chọn
[Photostory] Dự án bất động sản đầu tay của Đạt Phương
Khu đô thị Võng Nhi (Casamia Hội An) là một trong 5 dự án đối ứng của Đạt Phương tại Quảng Nam nhờ tham gia xây dựng cầu Đế Võng trên tuyến đường dẫn phía Bắc cầu Cửa Đại theo hình thức BT. Casamia Hội An cũng chính là dự án bất động sản đầu tiên của Đạt Phương khi lấn sân sang lĩnh vực này.