Vì sao hổ liên tiếp tấn công người nhưng vẫn cho nuôi giữa khu dân cư?

Việc nuôi hổ được cho phép 'thí điểm' đầu tiên tại Bình Dương nhưng sau gần 20 năm, tới nay cả ba cơ sở được cho phép nuôi hổ tại tỉnh này đều xảy ra sự cố hổ cắn người.
Vì sao hổ liên tiếp tấn công người nhưng vẫn cho nuôi giữa khu dân cư? - Ảnh 1.

Chuồng hổ nơi người đàn ông bị cắn đứt lìa hai cánh tay tại cơ sở Thanh Cảnh được rào chắn sơ sài. (Ảnh: T.D).

Ngày 6/6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương cho biết đã yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An tiến hành gia cố ngay chuồng trại, thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn sau khi xảy ra sự cố hổ cắn đứt lìa hai cánh tay của ông Võ Thành Quới, 49 tuổi, quê An Giang.

Về trách nhiệm của chủ cơ sở, cơ quan quản lí nhà nước trong việc xảy ra sự cố, kiểm lâm tỉnh Bình Dương cho biết Công an thị xã Thuận An đang làm rõ.

Theo biên bản của đoàn kiểm tra, chuồng trại của cơ sở Thanh Cảnh có khoảng cách giữa các thanh sắt quá rộng, tới 8 cm nên bàn tay người lớn cũng có thể đưa qua dễ dàng. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương yêu cầu cơ sở này trong vòng 10 ngày phải gia cố ngay chuồng hổ, đồng thời có biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân, quản lí không để người ngoài tới chuồng hổ gây nguy hiểm.

Người đàn ông kể lại thời điểm bị hổ cắn đứt lìa đôi cánh tay - Video: TTO

Sau khi xảy ra sự việc tại cơ sở Thanh Cảnh, nhiều chuyên gia nhận định quy định pháp luật về nuôi nhốt động vật hoang dã hiện đang có quá nhiều lỗ hổng.

Theo một cán bộ kiểm lâm, quy định mới nhất về quản lí thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được Chính phủ quy định tại Nghị định 06/2019, ban hành tháng 1/2019.

Tuy nhiên, cả nghị định này và các văn bản hướng dẫn luật đều không nói rõ quy chuẩn chuồng trại như thế nào, cũng như trách nhiệm của kiểm lâm, cơ quan quản lí địa phương về quản lí chuồng trại.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, việc cho phép nuôi hổ được "thí điểm" đầu tiên tại Bình Dương từ năm 2007. Thế nhưng tới nay sau hơn 10 năm, cả ba cơ sở được nuôi hổ tại Bình Dương đều xảy ra sự cố hổ cắn chết người hoặc bị thương. Đó là chưa kể tới việc hổ hoặc gấu bị nuôi nhốt rất dễ bị lạm dụng để lấy cao, lấy mật.

Nhiều chuyên gia cho rằng đã tới lúc cần chấm dứt việc "thí điểm" cho nuôi động vật hoang dã trong khu dân cư. 

Các cơ quan chức năng cần sửa luật để đưa các loài động vật hoang dã tới các cơ sở bảo tồn để động vật được chăm sóc, tránh bị ngược đãi, đồng thời đảm bảo an toàn cho các cộng đồng cư dân quanh các cơ sở nuôi nhốt.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.