Vì sao khu đô thị Thanh Hà thiếu nước sạch, giải pháp sắp tới của Hà Nội là gì?

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch ở khu vực khu đô thị Thanh Hà.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra chiều nay (24/10), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã trao đổi với báo giới liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch ở khu vực khu đô thị Thanh Hà.  

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, về quy hoạch cấp nước nói chung, Hà Nội có hai thời điểm quy hoạch. Thủ tướng cũng đã phê duyệt. Thời điểm năm 2013 và được điều chỉnh ở Quyết định 554/QĐ-TTg năm 2021 với quy hoạch này Khu đô thị Thanh Hà, khu vực Hà Đông và phía Nam Hà Nội được cấp nước từ nguồn nước Nhà máy mặt sông Đà. Sau đó được bổ sung thêm từ nguồn Nhà máy nước mặt Xuân Mai. Tuy nhiên, Nhà máy nước mặt Xuân Mai hiện nay vẫn đang triển khai. Đặc biệt đường ống truyền dẫn đường vành đai 3.5 và vành đai 4 hiện nay mới đang đầu tư xây dựng.

Để cấp nguồn cho dự án, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông đã có Văn bản về việc thỏa thuận cấp nước cho dự án đường trục phía Nam khoảng 1000 m3/ngày đêm.

Đảm bảo để cung cấp đủ nước sạch cho Khu đô thị Thanh Hà, năm 2018, Thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản chấp thuận cho Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà cung cấp cho Khu đô thị Thành Hà với trạm nước công suất khoảng 5.000 m3/ngày đêm. Với nội dung này, nếu đảm bảo được quy hoạch này thì đảm bảo cấp nước cho Thanh Hà.

 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải. (Ảnh VGP/Nhật Bắc). 

Tuy nhiên, tháng 6/2021 chất lượng nước sẽ phải áp dụng theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế. Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà đã điều chỉnh khai thác nước ngầm với sản lượng khoảng (1000-1.500) m3/ngày đêm và bổ sung thêm nguồn từ Nhà máy nước sông Đuống khoảng (2.000-3.000) m3/ngày đêm.

Thời điểm hiện nay, Khu đô thị Thanh Hà đã có quy mô dân số khoảng 26500 người với lượng sử dụng dùng khoảng 3500 m3/ngày đêm. Khi triển khai nội dung này do điều chỉnh sản lượng khai thác nước ngầm và đặc biệt kết hợp với áp lực nguồn từ nước mặt sông Đuống để cung cấp cho Khu đô thị này thì cũng giảm, không đủ nước cung cấp đến Khu đô thị Thanh Hà.

Do đó, từ ngày 26/9 lượng nước với Khu đô thị Thanh Hà giảm xuống và ngày ngày 9/10 – 14/10 thì lượng nước sử dụng giảm và Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà cũng dừng ở ngày 14/10 để đảm bảo chất lượng nước.

Sau khi xảy ra sự cố này, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng cùng với các đơn vị quận, huyện triển khai, rà soát và xử lý công việc liên quan đến cung cấp nước sạch Khu đô thị Thanh Hà.

Thứ nhất, Công ty nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Nội và Công ty VIWACO điều tiết nguồn nước cho công ty nước sạch Hà Đông để cấp bổ sung cho Khu đô thị Thanh Hà.

Thứ hai, Công ty nước sạch Hà Nội cũng đã tăng tối đa công suất lên khai thác nước ngầm để bổ sung giảm nguồn nước từ sông Đuống. Để nguồn từ nước sông Đuống sẽ bổ sung tiếp cho Khu đô thị Thanh Hà.

Thứ ba, Công ty nước sạch Hà Đông cũng hỗ trợ Công ty nước sạch Thanh Hà để vận hành, điều tiết cấp nước cho các khu vực qua các trạm tăng áp, xe téc cung cấp cho nhân dân trong khu đô thị.

Thứ tư, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà cũng đã triển khai các giải pháp kỹ thuật  và cũng tăng tối đa công suất trong điều kiện kỹ thuật có thể để đảm bảo an toàn bổ sung cho nguồn nước cho nước sạch Hà Đông và huyện Thanh Oai của quận Hà Đông và Công ty nước sạch Thanh Hà cũng đã rà soát, xử lý, báo cáo cụ thể gửi Sở Xây dựng, báo cáo nhu cầu để Sở Xây dựng có điều tiết chung. Triển khai rà soát để phối hợp với Ban điều hành tòa nhà có kế hoạch vệ sinh, khử trùng các bể ngầm, bể mái của Khu đô thị. Sở Y tế cũng đã giao cho CDC Hà Nội để xuống kiểm tra, rà soát toàn bộ các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường.

 Cư dân KĐT Thanh Hà bị mất nước sạch nhiều ngày, phải lấy nước từ các xe bồn hồi tháng 10 vừa qua. (Ảnh: Vietnamplus).

Kết quả từ ngày 13-26/10, lưu lượng bổ sung tập trung từ các trạm, đặc biệt từ bổ sung thêm cấp nước theo giờ, theo xe téc. Người dân bổ sung sử dụng theo giờ và tích trữ sử dụng theo ngày; đã sử dụng điều tiết tăng thêm nguồn từ sông Đuống cho sông Đà tăng lên từ 3600 - 5800 m3/ngày đêm để triển khai cấp nước luân phiên và cấp theo giờ.

Hiện nay, việc cấp nước đã dần ổn định và tích nước tại các bể ngầm, bể mái của Khu đô thị. Đến ngày 26/10 thì lưu lượng của nguồn sông Đà cấp về khu đô thị đã tiếp tục duy trì 5700 m3/ngày đêm và giảm xuống 3800 m3/ngày đêm do các tích trữ trong bể mái, bể ngầm của các khu đô thị đã đầy nước .

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, đến nay, việc cấp nước cho Khu đô thị Thanh Hà đã dần ổn định và đảm bảo nước sạch đầu nguồn cung cấp nước cho Thanh Hà cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo điều kiện vệ sinh theo tiêu chí, chất lượng của tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế.

Về các giải pháp triển khai trong thời gian sắp tới, Thành phố Hà Nội đang giao cho Cổ phần nước mặt sông Đuống và sông Đà phối hợp với Công ty nước sạch Thanh Hà để tiếp tục rà soát, đầu tư đảm bảo nước chung theo kế hoạch và quy hoạch của Thành phố đã giao cho.

Thành phố giao cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng nhiệm vụ, kiểm tra, rà soát đôn đốc các chủ đầu tư. Hiện nay, các nguồn cũng đã có kế hoạch là giao cho các chủ đầu tư các dự án như: Nhà máy nước mặt sông Hồng, Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2 và dự án đầu tư nâng công suất nước Bắc Thanh Long - Vân Trì, Nhà máy nước Xuân Mai.

Thành phố Hà Nội đang triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; yêu cầu kịp thời tham mưu đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai hoặc quyết liệt chấm dứt, thu hồi các dự án chậm triển khai đối với chủ đầu tư không đảm bảo năng lực hoặc không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Thành phố Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã đôn đốc giám sát các đơn vị cấp nước trên địa bàn theo kế hoạch cấp nước và phạm vi cấp nước. Thành phố cũng đang khẩn trương xây dựng các mạng cấp nước, phấn đấu đến năm 2025 đảm bảo tỷ lệ 100% hộ dân được cung cấp nước sạch nguồn tập trung của Thành phố.

Yêu cầu các Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án phát triển để đề xuất, tham mưu cho UBND thành phố tháo gỡ khó khăn và báo cáo thành phố để chấm dứt những nhà đầu tư đã được chấp thuận phân vùng cấp nước nhưng chậm triển khai trong kế hoạch.

Đối với cấp nước tại một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước trên địa bàn, Thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã theo phân cấp kịp thời có phương án khắc phục, xử lý phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ nước sạch phục vụ nhu cầu nước sạch của người dân...

Đối với đơn vị cấp nước trên địa bàn Thành phố, khẩn trương xây dựng kế hoạch và lộ trình, phương án đầu tư xây dựng thực hiện hệ thống cấp nước theo quy hoạch; kịp thời báo cáo khó khăn vướng mắc và đề xuất những giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án cấp nước theo quy hoạch và chủ động những phương án khắc phục khi xảy ra tình hình thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt nhân dân.

Về phối hợp với các địa phương, Thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp và đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc khi thực hiện các dự án như: Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2, Nhà máy nước mặt sông Xuân Mai để nâng công suất nguồn nước sạch đảm bảo nguồn cung cấp theo kế hoạch và lộ trình của Thành phố.

chọn
Thông tin quy hoạch nên biết khi mua nhà đất tại TP Huế
Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, TP Huế sẽ được chia thành hai quận riêng biệt là quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương. Cùng điểm qua những thông tin quy hoạch nổi bật tại TP Huế.