Vì sao phải tạm dừng đường bay thương mại quốc tế về Việt Nam?

Do thiếu qui trình cách li thống nhất, đường bay thương mại quôc tế về Việt Nam phải tạm dừng dù chỉ mới thực hiện được hai chuyến. Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế vừa nhóm họp để liệt kê hết các vướng mắc phát sinh.

Theo Zing, Phó cục trưởng Cục Hàng không Võ Huy Cường cho biết hoạt động bay thương mại quốc tế về Việt Nam đang phải tạm dừng để chờ đợi hướng dẫn qui trình cách li hành khách từ Bộ Y tế.

"Việc cách li công dân nước ngoài được thực hiện rất tốt. Vấn đề phát sinh nằm ở qui trình chuẩn bị khách sạn, thu phí cách li đối với công dân Việt Nam", đại diện Cục Hàng không chia sẻ.

Ông Hoàng Minh Đức, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế vừa nhóm họp để liệt kê hết các vướng mắc phát sinh.

Ông Đức cho biết việc chuẩn bị khách sạn, thu phí cách li chỉ là một trong nhiều vấn đề cần giải quyết. "Tổ công tác của Bộ Y tế đang xây dựng qui trình cách li thống nhất áp dụng cho toàn quốc. Dự kiến 3 ngày nữa quy trình hoàn thành và trình Ban chỉ đạo quốc gia phê duyệt", lãnh đạo Cục Y tế dự phòng chia sẻ.

Vì sao phải tạm dừng đường bay quốc tế về Việt Nam? - Ảnh 1.

Hành khách làm thủ tục chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên, hành trình từ Hà Nội đi Tokyo (Nhật Bản) hôm 19/9. (Ảnh: NLĐ).

Trước đó, ngày 15/9, Văn phòng Chính phủ có kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác.

Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air đã lên kế hoạch cụ thể cho các chuyến bay thương mại quốc tế. Theo đó, mở lại các đường bay Nhật Bản, Hàn Quốc theo phương án mỗi tuần/chuyến/đường bay. 

Tuy nhiên, hơn 20 ngày qua, chỉ có 2 chuyến bay được thực hiện với gần 300 hành khách. Cụ thể là một chuyến bay chở khách đường bay Hà Nội - Seoul - Hà Nội vào ngày 25/9 của hãng Vietnam Airlines và đường bay TP HCM - Seoul - TP HCM vào ngày 30/9 của Vietjet Air.

Trước đó ngày 30/9, trong chuyến bay từ Seoul về TP HCM, một số hành khách gây ra cảnh lộn xộn tại sân bay Tân Sơn Nhất do không thống nhất về mức giá thuê khách sạn để cách li. 

Sự việc tương tự cũng xảy ra ở chuyến bay trước đó 5 ngày. Nhiều hành khách không hài lòng về mức phí cách li tại khách sạn là 28 triệu đồng cho 14 ngày.

Hôm qua ngày 7/10, Bộ GTVT có công văn gửi UBND TP Hà Nội và UBND TP HCM đề nghị 2 địa phương góp ý đối với lịch khai thác này để Cục Hàng không Việt Nam có cơ sở xem xét, cấp phép bay cho các hãng hàng không.

Theo đó, các hãng hàng không Việt Nam trong thời gian tới sẽ khai thác 9 chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ từ 6 đối tác châu Á kiểm soát tốt dịch Covid-19 là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Lào và Campuchiam hạ cánh xuống 2 sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Cụ thể, hàng tuần sẽ có 4 chuyến bay hạ cánh Hà Nội các ngày thứ 3, 4, 5, 6 (tổng số tối đa 1.304 ghế) và có 5 chuyến bay hạ cánh TP HCM vào các ngày thứ 3 (2 chuyến), 4, 5, 6 (tổng số tối đa 1.290 ghế) do Vietnam Airlines và VietJet Air thực hiện.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.