Vì sao cắt giảm tổng mức đầu tư của dự án sân bay Long Thành?

Theo kết luận của Hội đồng thẩm định, tổng mức đầu tư dự án Cảng HKQT Long Thành giảm hơn 2.500 tỉ đồng so với đề xuất ban đầu. Sân bay Long Thành được xây dựng đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Thông tin từ Báo Giao thông, Hội đồng thẩm định nhà nước vừa hoàn tất việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1.

Vì sao cắt giảm tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng của dự án sân bay Long Thành? - Ảnh 1.

Phối cảnh Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. (Ảnh: ACV).

Đồng thời, hội đồng cũng khẳng định báo cáo FS dự án đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quyết định đầu tư xây dựng.

Vì sao tổng mức đầu tư dự án bị cắt giảm 2.500 tỉ đồng?

Trong kết luận của Hội đồng thẩm định, tổng mức đầu tư dự án Cảng HKQT Long Thành giảm hơn 2.500 tỉ đồng so với đề xuất ban đầu.

Cụ thể, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 111.600 tỉ đồng (tương đương 4,7 tỉ USD), được lập theo nghị định 32 của Chính phủ về quản lí chi phí đầu tư xây dựng và hệ thống các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành nghị định số 68 thay thế Nghị định 32. Do đó qua thẩm định dự án, Hội đồng thẩm định nhà nước đã xem xét, thẩm tra, và kết quả tổng mức đầu tư dự án còn hơn 109.100 tỉ đồng (tương đương 4,67 tỉ USD), giảm hơn 2.500 tỉ đồng (tương đương 114,3 triệu USD).

Dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 khá khó khăn

Theo Báo cáo FS dự án, dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2020 - 2025. Tuy nhiên, kết quả thẩm tra Liên danh tư vấn thẩm tra khuyến cáo, do có qui mô lớn, yêu cầu kĩ thuật phức tạp, thời gian tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu có thể kéo dài hơn so với dự kiến nên tiến độ dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 là khó khăn.

Nếu trường hợp được Chính phủ thông qua dự án vào tháng 10 tới đây, các thủ tục chuẩn bị cho dự án giai đoạn một sẽ chậm gần 6 - 7 tháng so với yêu cầu.

 Về vấn đề này, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) Vũ Thế Phiệt khẳng định, nếu được Chính phủ thông qua, ACV sẽ nỗ lực tối đa để có thể đẩy nhanh nhất tiến độ xây lắp, phấn đấu hoàn thành vào năm 2025.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bách Tùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lí xây dựng và chất lượng công trình giao thông cho rằng, ACV sẽ phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm rút ngắn tiến độ đấu thầu, thiết kế kĩ thuật, thi công để có thể hoàn thành dự án vào cuối năm 2025.

Trước đó, như đã đưa tin, ngày 2/10, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo Quốc hội, sân bay Long Thành sẽ khởi công trong năm 2021 và hoàn thành năm 2025.

Sân bay Long Thành được xây dựng đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Dự án Cảng HKQT Long Thành được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 của dự án sẽ xây dựng một đường cất - hạ cánh chiều dài 4.000 m, chiều rộng 75 m. Xây dựng nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373.000 m2, gồm 4 tầng.

Đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m để sử dụng lâu dài. Xây dựng nhà để xe có công suất khoảng 4.200 ô tô.

Các nhà ga hàng hóa có tổng công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; khu cung cấp suất ăn hàng không có công suất 40.000 suất ăn/ngày; các cơ sở bảo trì trang thiết bị, vệ sinh máy bay, trạm cung cấp nhiên liệu, xử lí nước thải…

Hệ thống giao thông kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành gồm hai tuyến chính. Tuyến số một, nối sân bay với QL51, qui mô 6 làn xe. Tuyến số hai nối sân bay với đường cao tốc TPHCM-Long Thành, với qui mô 4 làn xe.

Giai đoạn 2, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường cất - hạ cánh cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm; 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3, hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.