Vì sao thế giới khiếp sợ tên lửa liên lục địa?

Sau nhiều năm nỗ lực bất thành, ngày 4/7, Triều Tiên thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Sự kiện này đã khuấy đảo căng thẳng trên toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột hạt nhân, đặc biệt là giữa Mỹ và Triều Tiên.

vi sao the gioi khiep so ten lua lien luc dia

Viết tắt là ICBM, tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể thực hiện "nhiệm vụ được giao" một cách chuẩn xác: Đưa một vũ khí - chẳng hạn đầu đạn hạt nhân hoặc chất độc thần kinh - tới một lục địa khác.

Không giống như các loại tên lửa quân sự khác, ICBM "thị uy" bằng tầm bắn xa của mình. Chúng có thể bay xa trên 5.500km, theo chuyên gia John Pike về an ninh quốc gia Mỹ trong bài ông viết cho Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ.

"Các ICBM tạo ra vấn đề bởi vì chúng cho phép một nước phá vỡ phạm vi khu vực và hướng tới tác động toàn cầu tiềm ẩn", ông Pike giải thích. "Bất kể căn nguyên xung đột là gì, một đất nước có thể kéo dính cả thế giới chỉ đơn giản bằng cách dọa mở một cuộc chiến tranh dùng ICBM".

Tất cả các ICBM đều là loại tên lửa lớn có khoảng trống để chứa một lượng chất nổ trên đầu. Chúng nhỏ hơn loại tên lửa phóng vệ tinh và đưa người lên không gian, nhưng về cấu trúc, chúng không quá khác biệt. Đó là lý do các nước phát triển chương trình bay không gian đều bị chú ý sát sao.

Hầu hết các ICBM không tiến vào quỹ đạo trái đất. Thay vào đó, chúng di chuyển hình cung giống như bóng đá. ICBM có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa hàng nghìn cây số, và có thể phá hủy hoàn toàn nhiều thành phố.

vi sao the gioi khiep so ten lua lien luc dia
Ảnh: Reuters

Ngày 4/7, Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-14 ra Biển Nhật Bản để tránh không chạm phải thứ gì. Nhưng nếu tên lửa này được định hướng về phía trước thì nó có thể bay xa hơn nhiều.

Các chuyên gia tin rằng ICBM mới của Triều Tiên có thể bay hơn 6.600km – có thể tới tây Canada và gần như toàn bộ Alaska.

ICBM hoạt động thế nào?

Một số ICBM dùng nhiên liệu rắn, một số khác dùng nhiên liệu lỏng hoặc kết hợp cả hai. Nhưng mục tiêu chung vẫn là tạo đủ lực nâng và đẩy để đưa một quả bom tới mục tiêu nhanh nhất có thể.

Quân đội Mỹ hiện đang duy trì một kho Minuteman III, loại tên lửa có thể bay với tốc độ tối đa khoảng 24.000 km/h. Tốc độ này cho phép Minuteman III đáp vào mục tiêu chỉ trong vòng 30 phút từ khoảng cách tầm 10.000km với biên độ chính xác vài trăm bước chân.

Để đạt được tốc độ bay và tấn công chính xác như vậy, ICBM phải có 3 mô-tơ tên lửa tách biệt, được gọi là giai đoạn. Điều này là bởi các mô-tơ tên lửa nhỏ dễ chế tạo hơn là một động cơ lớn, theo chuyên gia Pike.

Giai đoạn 1 thấp hơn thường được gọi là bộ tăng tốc. Các bộ tăng tốc là phần lớn nhất của tên lửa, đảm nhiệm chủ yếu công việc nâng trọng tải. (ICBM nặng bằng vài chiếc xe buýt cộng lại, bởi lượng nhiên liệu lớn mà chúng mang theo).

Khi bộ tăng tốc này làm xong nhiệm vụ đã định, nó tách ra và động cơ giai đoạn 2 sẽ kích hoạt. Tiến trình tương tự xảy ra với bất kỳ giai đoạn nào sau đó.

Ông Pike cho biết, trong khi bay, ICBM dùng một số thủ thuật để giữ đúng hành trình. Các máy tính có thể giám sát đường đạn và sử dụng con quay hồi chuyển để giúp điều khiển, điều chỉnh hướng của tên lửa.

Ở mỗi giai đoạn bay, tên lửa và đầu đạn nó mang theo tăng tốc dần. Trong khi đó, trọng lực trái đất luôn kéo nó trở về phía mặt đất theo một đường "đạn đạo". Nhưng khi giai đoạn cuối cháy hết, chỉ còn lại đầu đạn - tức vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học - được triển khai.

Minuteman III có thể mang 3 đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Nhưng ngày nay, tên lửa chỉ mang một đầu đạn theo các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quốc tế. Các ICBM tân tiến hơn có thể mang thậm chí nhiều đầu đạn hạt nhân với mỗi đầu đạn có thể đánh một mục tiêu khác nhau.

Theo chuyên gia Pike, sau khi đầu đạn kết thúc hành trình xuyên qua bầu khí quyển, nó rơi cho đến khi tới mục tiêu. Một số đầu đạn triển khai dù, với mục đích giảm tốc để từ đó phóng chất hoa học hoặc sinh học chính xác vào mục tiêu.

Đầu đạn hạt nhân tự động nổ khi chạm mục tiêu, hoặc trên mặt đất (để phá hủy một thành phố hay tổ hợp quân sự lớn), hoặc trong khi tiếp đất (để phá hủy các boongke hoặc hầm tên lửa ngầm). Có loại nổ trên cao hàng chục cây số, để khuyếch đại tác động điện từ, còn được gọi là bom xung điện từ (EMP).

vi sao the gioi khiep so ten lua lien luc dia
Đầu đạn hạt nhân cao ngang chiều cao của người. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Có thể chặn ICBM không?

ICBM đặc biệt đáng sợ bởi rất khó chặn được chúng. Loại vũ khí này di chuyển nhanh nên bắn hạ chúng giống như kiểu dùng đạn bắn đạn ở tốc độ cao.

Hơn nữa, nhiều nước trong đó có Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân mà không thể chặn được sau khi phóng, ngay cả khi chúng "cất cánh" do sơ suất.

Mỹ đã chi hàng tỷ đôla để phát triển các công nghệ mà có thể chặn và phá hủy ICBM. Nhưng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tiến trình này chậm lại và rất tốn kém.

Hồi tháng 5, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã thử thành công một hệ thống như vậy, được gọi là Ground-based Midcourse Defense. Nó đã phá hủy thành công một ICBM giả ở giữa hành trình trên bầu trời Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin vụ thử không chứng minh được Mỹ có thể ngăn được một vụ tấn công hạt nhân của Triều Tiên.

vi sao the gioi khiep so ten lua lien luc dia Triều Tiên khoe video phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa
vi sao the gioi khiep so ten lua lien luc dia 'Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ lực với Triều Tiên nếu cần'
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.