Mỹ nhấn nút tự hủy tên lửa 7 triệu USD bay chệch hướng

Không quân Mỹ buộc phải nhấn nút tự hủy sau khi tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III, trị giá 7 triệu USD, bị chệch quỹ đạo trong một thử nghiệm gần đây.

Theo Military.com, website chính thức của quân đội Mỹ, sự cố hy hữu xảy ra vào ngày 31/7.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III, không mang đầu đạn, được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg ở California.

Tuy nhiên, vài phút sau khi tên lửa được phóng đi, quỹ đạo của nó đột nhiên xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Trung tâm chỉ huy tại căn cứ Vandenberg buộc phải nhấn nút tự hủy quả tên lửa trị giá 7 triệu USD để tránh sự cố ngoài ý muốn.

Tên lửa rơi xuống ở một vị trí không xác định trên Thái Bình Dương. Bộ chỉ huy Tấn công toàn cầu, Không quân Mỹ từ chối bình luận khi vụ việc đang được điều tra.

Tướng John Hyten, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ, nói quá trình thử nghiệm tên lửa gần như hoàn hảo, cho đến khi ở một nơi nào đó trong chuyến bay, “chúng tôi nhận thấy sự bất thường”.

Vị tướng cho biết thêm khi sự bất thường xuất hiện, quỹ đạo bay của tên lửa vẫn an toàn, nhưng “chúng tôi đã quyết định phá hủy tên lửa trước khi tình huống trở nên xấu đi. Đó là một lựa chọn sáng suốt”, tướng Hyten nói.

my nhan nut tu huy ten lua 7 trieu usd bay chech huong
Vệt sáng do tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III tạo ra trong một lần phóng thử nghiệm (Ảnh: Reuters).

Không quân Mỹ đang điều tra chi tiết vụ việc để xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi bất thường trong quỹ đạo bay.

Đối với ICBM, quỹ đạo bay được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nó được theo dõi bởi sĩ quan kiểm soát chuyến bay (MFCO).

Vài giây sau khi tên lửa rời bệ phóng là giai đoạn quan trọng nhất. Sự cố nếu có thường xuất phát ở giai đoạn này.

MFCO có thể chỉ có vài giây để đưa quyết định có phá hủy tên lửa hay không, nếu sự cố xuất hiện.

Điều đó khiến MFCO có trách nhiệm rất nặng nề trong việc quyết định số phận của vũ khí. Ở các giai đoạn sau của tên lửa, MFCO sẽ hành động theo sự phê chuẩn của cấp trên.

Tướng Hyten cho biết sự cố hôm 31/7 là lý do tại sao Mỹ thường xuyên thử nghiệm các tên lửa để kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống.

“Chúng tôi phải đảm bảo rằng mọi thứ vận hành đúng cách. Chúng tôi học được nhiều từ những thất bại hơn là thành công. Thử nghiệm thất bại không làm suy yếu khả năng tấn công của Mỹ”, tướng Hyten nói.

Ngư lôi bẻ đôi tàu chiến 8.000 tấn tại RIMPAC 2018 Quả ngư lôi phát nổ bên dưới mặt nước khiến chiến hạm nặng hơn 8.000 tấn của Mỹ gãy đôi và chìm xuống biển trong chớp mắt tại tập trận RIMPAC 2018.
my nhan nut tu huy ten lua 7 trieu usd bay chech huong Món ăn khiến tế bào ung thư tự hủy, ở Việt Nam trồng rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết

Khoai lang tím chứa những hợp chất giúp tiêu diệt sự lây lan của các tế bào ung thư, đặc biệt hiệu quả trong việc ...

my nhan nut tu huy ten lua 7 trieu usd bay chech huong Facebook đang thử nghiệm status tự hủy

Status tự hủy sẽ biến mất sau khoảng thời gian được người dùng cài đặt sẵn, tương tự tính năng nhắn tin tự hủy hiện ...

my nhan nut tu huy ten lua 7 trieu usd bay chech huong Vụ Ngọc Lan quát CSGT: Người nổi tiếng đừng tự hủy hoại mình

Tại sao nỗ lực để xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp đẽ trên màn ảnh, trên sân khấu, trên truyền thông rồi lại ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.