Việc khai thác hình ảnh cầu thủ nước ngoài trong quảng cáo được diễn ra như thế nào?

Dư luận đang nóng lên bởi sự kiện ký kết hợp đồng quảng bá hình ảnh của thủ môn Bùi Tiến Dũng cần phải được câu lạc bộ đồng ý thông qua. Vậy ở nước ngoài, việc khai thác hình ảnh quảng cáo của các cầu thủ bóng đá được diễn ra như thế nào?
 

Sau mỗi mùa giải, việc hình ảnh các cầu thủ bóng đá xuất hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp trong các quảng cáo không còn là điều hiếm gặp. Vậy, khai thác hình ảnh của các cầu thủ nước ngoài thực sự là gì và cơ chế hoạt động ra sao?

viec khai thac hinh anh cau thu nuoc ngoai trong quang cao duoc dien ra nhu the nao
Ảnh: Danielgeey

Hình thức kí kết và các bên hưởng lợi từ khai thác hình ảnh

Việc khai thác hình ảnh cầu thủ bóng đá trong quảng cáo được diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức. Có thể, các hãng muốn sử dụng hình ảnh sẽ kí hợp đồng trực tiếp với các cầu thủ thông qua người quản lý hoặc công ty bảo trợ hình ảnh cho cầu thủ đó.

Như vậy, hãng đấy sẽ sử dụng hình ảnh cầu thủ đó một cách thoải mái dựa trên các điều khoản của hợp đồng kí kết, nhưng không được phép sử dụng hình ảnh câu lạc bộ quản lý cầu thủ đó.

Đồng thời câu lạc bộ đó cũng hoàn toàn không có quyền ngăn cấm cầu thủ tham gia vào việc sử dụng hình ảnh của mình trong quảng cáo.

Hình thức thứ 2, các hãng có thể kí kết hợp đồng quảng cáo với các câu lạc bộ bóng đá.

Theo hình thức này, hãng này sẽ được sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ cũng như hình ảnh của cầu thủ thuộc biên chế của câu lạc bộ đó nếu hãng cần.

Đồng thời tiền quảng cáo sẽ chia cho cả câu lạc bộ lẫn cầu thủ xuất hiện trên quảng cáo, tỷ lệ phần trăm sẽ tùy thuộc vào hợp đồng ký kết.

Như vậy sẽ có 3 bên được hưởng lợi chính từ việc khai thác hình ảnh cầu thủ trong quảng cáo đó là cầu thủ, câu lạc bộ quản lý cầu thủ và người quản lý hay công ty bảo trợ hình ảnh của chính cầu thủ đó.

Giá trị hình ảnh của các cầu thủ

Khi cầu thủ có giá trị hình ảnh trong mắt các nhà tài trợ, giá trị hình ảnh của cầu thủ đó sẽ được định giá rồi gửi về cơ quan bảo vệ hình ảnh.

Giá trị hình ảnh cũng góp phần vào giá trị chuyển nhượng của cầu thủ giữa các câu lạc bộ. Cụ thể là trong một bản hợp đồng chuyển nhượng, câu lạc bộ có thể ghi rõ là 5.000.000 USD mua cầu thủ này là gồm 4.000.000 USD tiền lương và 1.000.000 USD tiền hình ảnh trả cho công ty bảo trợ hình ảnh của cầu thủ đó.

Bản thân cầu thủ cũng sẽ có phong độ và sự thể hiện khác nhau trên sân đấu nên giá trị hình ảnh cũng sẽ thay đổi và định giá liên tục theo từng thời điểm và mùa giải khác nhau. Bởi vậy lương của cầu thủ và giá trị hình ảnh cũng vì thế mà thay đổi.

viec khai thac hinh anh cau thu nuoc ngoai trong quang cao duoc dien ra nhu the nao NÓI THẲNG: Đừng làm hư Bùi Tiến Dũng và U23

Trước tiếng tăm nổi như cồn của các người hùng U23 Việt Nam, trong đó nổi bật là thủ thành Bùi Tiến Dũng, một công ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.