Việc tiết kiệm từ sớm có lợi ích ra sao?

Việc tiết kiệm từ giai đoạn sớm có thể giúp mỗi người để dành được một số tiền đáng kể khi nghỉ hưu.

Sức mạnh của tiết kiệm sớm

Trang Ritholtz.com vừa có một bài phỏng vấn Joel Greenblatt, một nhà quản lí quĩ tại Gotham Asset Management, với nội dung xoay xung quanh sức mạnh của lãi suất kép và việc tiết kiệm giai đoạn sớm.

Ông Joel Greenblatt là một trong chuyên gia đã giúp quĩ đạt tỉ suất lợi nhuận 50% trong suốt một thập kỉ từ 1980 đến 1990 khi nắm quyền tại Gotham Asset Management.

Ông đưa ra ví dụ là với cùng một số tiền để dành mỗi tháng, một người gửi tiết kiệm từ tuổi 18 đến 26 (trong 8 năm) sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn ở thời điểm nghỉ hưu (65 tuổi) so với những người bắt đầu "bỏ ống" từ tuổi 26 đến 65 (39 năm). Giả định được đưa ra là lãi suất không đổi là 10% mỗi năm trong suốt giai đoạn tính toán.

Sức mạnh của tiết kiệm giai đoạn sớm - Ảnh 1.

Tiết kiệm từ tuổi 18 đến 26 có thể để dành được nhiều tiền hơn khi bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 26. (Ảnh minh họa: ThisIsMoney).

Cụ thể, với ví dụ mỗi người tiết kiệm 1.000 USD mỗi tháng, thì người đầu tiên sẽ tiết kiệm được 137.230 USD ở tuổi 26. Nếu dừng tiết kiệm tại thời điểm đó và tiếp tục gửi ngân hàng thì tới tuổi 65 sẽ tiết kiệm được 5,65 triệu USD.

Trong khi đó, người thứ hai bắt đầu tiết kiệm từ tuổi 26 và sau 39 năm tiết kiệm (mỗi tháng tiết kiệm 1.000 USD) thì chỉ tiết kiệm được 4,82 triệu USD, thấp hơn so người đầu tiên.

Do vậy, việc tiết kiệm trong giai đoạn sớm là một trong những việc vô cùng quan trọng (tiết kiệm sớm trong 8 năm đầu có thể dành được một số tiền lớn hơn lúc nghỉ hưu so với việc tiết kiệm trong 39 năm cuối cùng).

Tiết kiệm sớm có lợi ngay cả khi lãi suất thấp

Tuy nhiên, trên thực tế việc tiết kiệm được một số tiền bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thậm chí khi bỏ ra những yếu tố "bên lề", thì những giả định trong trường hợp ở phần trên cũng cần phải xem xét lại.

Đầu tiên, lãi suất sẽ thay đổi liên tục theo thời gian và giai đoạn. Ngoài ra, việc lãi suất gửi USD lên đến 10% là điều tương đối bất khả thi. Quay trở lại trường hợp trên, nếu lãi suất giảm xuống còn 5% thì mọi chuyện sẽ có đôi chút thay đổi.

Cụ thể, người đầu tiên sẽ tiết kiệm được 114.590 USD ở tuổi 26 và tiết kiệm được 770.000 USD khi nghỉ hưu (65 tuổi). Trong khi đó, người thứ hai kiếm về 1,37 triệu USD.

Trong khi đó, ở mặt giả định, nếu như lãi suất là 15%/năm (giả thiết tương đối khó xảy ra, tuy nhiên hoàn toàn khả thi nếu đặt ở một đồng tiền khác), thì số tiền tiết kiệm của người đầu tiên vượt xa hơn so với người thứ hai.

Sức mạnh của tiết kiệm giai đoạn sớm - Ảnh 2.

Ngay cả khi lãi suất thấp, tiết kiệm sớm cũng có lợi hơn. (Ảnh minh họa: CIKD).

Theo đó, người đầu tiên tiết kiệm được 164.720 USD ở tuổi 26, và sẽ nhận được 38,36 triệu USD khi nghỉ hưu. Trong khi đó, khi bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 26 trở đi, người thứ hai chỉ tiết kiệm chưa đến một nửa (18,55 triệu USD) ở tuổi 65.

Rõ ràng với lãi suất càng cao, thì việc tiết kiệm sớm càng có lợi. Tuy nhiên ngay cả khi lãi suất giảm xuống còn 3%/năm, thì việc tiết kiệm sớm vẫn giúp người đầu tiên tiết kiệm trong 17 năm đầu (đến mốc 35 tuổi) nhiều hơn so với người bắt đầu bỏ ống từ năm 35 tuổi trở đi.

Cụ thể, với lãi suất 3%/năm, người đầu tiên sẽ tiết kiệm được 261.000 USD ở tuổi 35, và nhận về 616.000 USD lúc nghỉ hưu trong khi người thứ hai chỉ tiết kiệm được 570.000 USD ở tuổi 65.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.