Vinamilk tiếp quản Nông trường Sông Hậu

Vinamilk sẽ ứng trước gần 150 tỉ đồng xử lí nợ và lập phương án sản xuất kinh doanh, chuyển đôi mô hình nông trường thành Công ty TNHH.
Vinamilk tiếp quản Nông trường Sông Hậu - Ảnh 1.

Trồng chuối công nghệ cao xuất khẩu tại Nông trường sông Hậu. (Ảnh: Cửu Long).

UBND TP Cần Thơ ngày 22/11 đã thống nhất chủ trương chọn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã CK: VNM) là nhà đầu tư tham gia chuyển đổi Nông trường Sông Hậu thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Theo đó, Vinamilk đáp ứng các tiêu chí lựa chọn và sẽ cùng Nông trường Sông Hậu tham gia đàm phán với các ngân hàng thương mại về thanh toán nợ gốc, nợ lãi. Đồng thời, Vinamilk phải ứng trước tối thiểu gần 150 tỉ đồng để Nông trường xử lí nợ tại các ngân hàng và sẽ mất số tiền này nếu từ bỏ quyền góp vốn.

Ông Nguyễn Thanh Phú - Giám đốc Nông trường Sông Hậu, cho biết đơn vị đang cùng các bên liên quan lập các phương án sử dụng đất, tài chính, lao động, sản xuất kinh doanh và thuê tư vấn độc lập xác định giá trị doanh nghiệp... Khi có phương án tổng thể sẽ thông qua UBND TP Cần Thơ và trình lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Hiện nông trường có 60 cán bộ công nhân viên. Ngoài khoảng 5.800 ha giao khoán cho các hộ dân canh tác, nông trường còn khoảng 400 ha đất trực tiếp sản lúa giống, trồng chuối công nghệ cao, nuôi thuỷ sản...; doanh thu 65 tỉ đồng mỗi năm. Hiện đơn vị còn nợ hơn 300 tỉ đồng tại hai ngân hàng, trong đó, nợ gốc 150 tỉ đồng. 

"Chúng tôi đang cùng nhà đầu tư đàm phán với hai ngân hàng, đề nghị xoá nợ lãi", ông Phú nói.

Năm 1992, nông trường được phép thành lập doanh nghiệp nhà nước. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nông trường đã huy động các nguồn vốn vay, vốn tích lũy để xây dựng hạ tầng phục vụ gần 20.000 dân (tương đương 2 đơn vị hành chính cấp xã), hệ thống thủy lợi, các cơ sở chế biến nông lâm, hải sản. 

Nông trường có thời điểm có tới 16 nhà máy, phân xưởng chế biến lương thực, thực phẩm, đóng hộp hàng nông sản, thủy hải sản, chế gỗ... hoạt động cả ngày đêm, doanh số đạt trên 1.000 tỷ đồng một năm.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, cạnh tranh khắc nghiệt, nông trường này gặp nhiều khó khăn, nợ ngân hàng ngày càng lớn, đầu tư dàn trải, quản lí yếu kém, kinh doanh thua lỗ... và gặp nhiều khó khăn gần 15 năm qua.


chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.