Vĩnh Phúc siết chặt quản lý chất lượng công trình xây dựng

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng, chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu các cơ quan, địa phương tăng cường công tác quản lý, tuân thủ trình tự trong hoạt động đầu tư xây dựng; thực hiện nghiêm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đến quá trình thi công và quản lý chặt chất lượng công trình.

Tỉnh giao Sở Xây dựng tỉnh hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chuyên môn về xây dựng, các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm, kiểm tra đột xuất về chất lượng các công trình xây dựng; thực hiện kiểm tra nghiệm thu của chủ đầu tư theo đúng quy định.

Sở Xây dựng cũng xử lý những vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng kịp thời; thống kê, đăng tải trên trang thông tin điện tử các nhà thầu, tư vấn thi công xây dựng vi phạm chất lượng công trình. Đồng thời, thu hồi hoặc kiến nghị thu hồi có thời hạn chứng chỉ năng lực hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân có những vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần.

UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng do mình quyết định đầu tư trên địa bàn quản lý. Đồng thời ,tuân thủ về trình tự đầu tư cũng như đảm bảo về chất lượng công trình theo quy định của Luật Xây dựng và các pháp luật liên quan từ khâu khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt, thi công, nghiệm thu  và sử dụng công trình...

Với các chủ đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành về quản lý  dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn hình thức quản lý dự án theo đúng quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động  xây dựng có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với quy mô, loại công trình để thực hiện dự án....

Nhà thầu thi công xây dựng công trình lập, thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình; hệ thống quản lý chất lượng công trình phù hợp với quy mô, tính chất công trình, nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình...

Những năm gần đây, không ít công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng giao cho sở, ngành,  địa phương quản lý nhưng công trình nhanh xuống cấp, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả. Điển hình như hàng loạt công trình cấp nước cấp nước sạch ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo bị xuống cấp, bỏ hoang; không ít chợ và nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa xã ở các huyện trên địa bàn tỉnh xây dựng trên dưới 10 năm đã xuống cấp trầm trọng do năng lực xây dựng thi công hạn chế, chất lượng công trình yếu kém. 

Chợ Nhạo Sơn (huyện Sông Lô) được khởi công xây dựng đầu năm 2004, với diện tích 720 m2, vốn đầu tư hàng tỷ đồng, năm 2006 chợ hoàn thành đi vào hoạt động với 32 ki ốt và nhà trung tâm. Năm 2013, chợ Nhạo Sơn được UBND tỉnh đầu tư 1,6 tỷ đồng, xây dựng giai đoạn II, gồm: nâng cấp các ki ốt, xây dựng nhà vệ sinh, nhà ban quản lý, tường rào và hệ thống sân, đường vào chợ. Tuy nhiên, hoạt động ở chợ này kém hiệu quả, phần lớn số ki ốt ở chợ chưa có người thuê, để bỏ hoang và đang xuống cấp nghiêm trọng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.