'Vốn sống của người thầy không chuẩn thì dạy học trò môn Giáo dục công dân mới thế nào?'

Đó là lo lắng của một số nhà giáo khi nói về dự thảo chương trình bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) theo phương pháp mới mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến.
von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao Tết đến thăm cô giáo 'lắm chiêu', học trò cũ 'dính' ngay bài kiểm tra 15 phút như thời đi học
von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao Đề thi môn GDCD thi THPT 2017 có 'quá sức' với học sinh?
von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao Thi THPT 2017: Đề thi GDCD không khó, thí sinh dễ đạt 8 điểm
von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao Thi THPT: Để không bị 'mất điểm oan' môn GDCD, thí sinh cần nhớ những điều này

Phương pháp mở nhưng giáo viên phải có kinh nghiệm

von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao
Cô giáo Lê Hồng Hoa - Giáo viên bộ môn GDCD Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Theo bà Lê Hồng Hoa - Giáo viên bộ môn GDCD Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận định, về định hướng, đặc điểm môn học và mục tiêu chương trình cũng không khác nhiều so với chương trình hiện hành. Ở cấp tiểu học chương trình được gọi là Giáo dục đạo đức, cấp THCS là GDCD, còn ở cấp THPT là Giáo dục kinh tế và pháp luật.

"Tuy nhiên, chương trình ở cấp tiểu học và THCS là bắt buộc. Ở chương trình cấp THPT, phần kinh tế có thể tự nguyện nhưng riêng phần pháp luật thì phải là phần bắt buộc học đối với các em học sinh. Bởi, bất cứ một công dân nào cũng cần phải hiểu những kiến thức của luật pháp sơ đẳng nhất, đặc biệt là với học sinh lớp 12.

Thứ hai, chương trình có yêu cầu giáo dục cho các em rất nhiều kỹ năng như giao tiếp, giải quyết vấn đề... nhưng lại cho giáo viên dạy theo phương pháp mở tùy vào từng tình huống cụ thể. Vậy các giáo viên có đảm bảo đủ trình độ để làm được điều đó không? Sách giáo khoa sẽ viết như thế nào?

Môn GDCD rất cần vốn sống của người thầy cô để có thể định hướng được cho các học trò. Nếu vốn sống của người thầy không chuẩn mà dạy theo phương pháp mở thì sẽ dạy ra sao...", bà Hoa nói.

von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao
Việc nắm bắt được các khái niệm cơ bản của pháp luật, quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất cần thiết với các em học sinh. Ảnh: Đình Tuệ.

Ngoài ra, bà Hồng Hoa cũng cho rằng, khi dạy (đơn cử như dạy đạo đức) cần phải lồng ghép các tình huống đạo đức để học trò dễ hình dung ra bài học và giải quyết vấn đề. Mỗi giai đoạn lịch sử thì chuẩn mực đạo đức cũng ít nhiều có phần thay đổi và biến thiên.

Ví dụ như câu chuyện cổ tích "Anh nông dân vào rừng đốn củi". Bản thân anh này khi đó là người lương thiện, nhưng bây giờ thì anh ấy trở thành lâm tặc. Giá trị đạo đức về nền tảng vẫn là chuẩn nhưng vẫn có sự thay đổi theo thời cuộc.

Vậy nên, đưa tình huống cụ thể như thế nào thì những người viết sách giáo khoa (SGK) cũng phải cân nhắc rất kĩ lưỡng. Do vậy, để đạt được mục tiêu chương trình này thì giáo viên cần phải có vốn sống rất nhiều. Từ vốn sống mới dạy được kĩ năng sống.

Phần kinh tế - pháp luật cần có chuyên đề cụ thể

Bà Hồng Hoa cho biết thêm, từ năm 2017 khi môn GDCD được đưa vào làm bài thi THPT quốc gia, các em thí sinh rất thích học và hào hứng (kể cả những em không đăng kí thi tổ hợp môn KHXH). Chương về luật của lớp 12 rất hay và ý nghĩa, thiết thực. Dạy cho các em những khái niệm cơ bản về luật pháp mà một công dân bình thường cần phải biết.

Trước đây, SGK cũ dạy từng bộ luật, ở SGK lớp 12 hiện hành dạy những khái niệm về luật và đưa ra các tình huống thực tiễn thì rất hay. Còn SGK lớp 11 môn này thì có phần chưa ổn. Cấu trúc lớp 11 gồm kinh tế, chính trị và các vấn đề xã hội nhưng có phần lạc hậu so với thời cuộc hiện nay. Có một số kiến thức lỗi thời.

Riêng ở lớp 10 có phần triết học là khá khó. Đối với phần triết học quan trọng là phải dạy các bài học thực tiễn nhưng SGK lại đề cập rất ít. Học sinh sẽ rất dễ buồn ngủ. Phương pháp dạy mà lạc hậu thì không thể nào đổi mới được.

von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao
Cô giáo Phan Vũ Diễm Hằng - Giáo viên bộ môn GDCD Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Còn theo quan điểm của bà Phan Vũ Diễm Hằng - Giáo viên bộ môn GDCD Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), cấu trúc của phần kinh tế - pháp luật trong chương trình môn này còn chưa hợp lý.

Bà Diễm Hằng cho rằng: "Trong dự thảo môn GDCD lần này chưa chia cụ thể phần kinh tế - pháp luật cho mỗi khối 10 - 11 - 12. Các chuyên đề cụ thể cũng chưa thấy nêu, tính vận dụng vào thực tế còn ít. Phần pháp luật cần đưa ra những chuyên đề cụ thể, những tình huống để các em học sinh ứng xử cụ thể hơn như Luật Giao thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình, quyền cơ bản của con người là gì?...

Các kiến thức của phần kinh tế luôn là phần khó nhằn nhất đối với các em học sinh. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng gặp phải khó khăn nếu sĩ số lớp học quá đông.

Hơn nữa, áp lực từ các môn học khác cũng đè nặng lên vai các em, nhóm đông quá thì giáo viên cũng khó sát sao được với từng em. Do đó, thiết nghĩ Bộ GD&ĐT sẽ cần phải chuẩn bị công tác về nhân sự thật kĩ để đáp ứng yêu cầu môn học mới".

von song cua nguoi thay khong chuan thi day hoc tro mon giao duc cong dan moi the nao Chi tiết lịch thi khảo sát dành cho học sinh lớp 12 tại Hà Nội vào tháng 3 tới

Theo lịch, các thí sinh lớp 12 tại Hà Nội sẽ bắt đầu thi khảo sát với hình thức giống với thi THPT quốc gia ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.