Vụ 8 bệnh nhân chết khi chạy thận: Bệnh viện dùng nước chưa kiểm định

Trong vụ 8 bệnh nhân chết khi chạy thận ở Bệnh viện ĐK Hoà Bình, hội đồng chuyên môn nhận định, bệnh viện chưa kiểm tra nước đầu ra, chưa đưa nguồn nước đi kiểm định đã sử dụng cho bệnh nhân.

Chiều 8/6, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã họp báo công bố kết luận kiểm thảo nguyên nhân 18 bệnh nhân bị tai biến khi chạy thận sáng 29/5 vừa qua.

benh vien dk hoa binh chua dua nuoc di kiem dinh da su dung cho benh nhan
Chiều 8/6, Hội đồng chuyên môn, Sở Y tế Hòa Bình đã họp báo thông tin về kết luận kiểm thảo nguyên nhân 18 bệnh nhân bị tai biến khi chạy thận sáng 29/5 vừa qua.

Theo đó, bà Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn chia sẻ, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ bệnh án, các tài liệu và tường trình của cá nhân liên quan, hội đồng khẳng định: “Đây là một thảm họa, các bệnh nhân trong tình trạng diễn biến hết sức phức tạp".

Đồng thời, hội đồng chuyên môn đánh giá, bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức xử trí tình trạng thảm họa như vừa qua.

Cũng trong buổi họp báo, hội đồng chuyên môn thông tin, về chẩn đoán, các biểu hiện của 18 bệnh nhân tương đối giống nhau trong cùng một thời điểm.

Hội đồng chuyên môn nghĩ đến: Hội chứng ngộ độc cấp qua đường máu do cùng một nguyên nhân gây ra với các biểu hiện tổn thương đa cơ quan (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu...).

benh vien dk hoa binh chua dua nuoc di kiem dinh da su dung cho benh nhan
Ông Khánh cho biết, ông đã nhiều lần liên lạc với ban lãnh đạo bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng đều không liên lạc được (Ảnh CTV)

Hội đồng chuyên môn cho rằng chưa đủ căn cứ, cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận chắc chắn nguyên nhân tai biến do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO, kết quả khám nghiệm tử thi,...

Tuy nhiên, Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến có sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân tại Đơn nguyên Thận nhân tạo của BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Phát biểu trong buổi họp báo, ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho biết, các bệnh nhân đều có biểu hiện ngứa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốc trụy tim mạch.. do đó, hội đồng chuyên môn nghĩ đến ngộ độc cấp qua đường máu.

Nguyên nhân có thể do nguồn nước bị ô nhiễm. Cơ quan chức năng vẫn đang xác định yếu tố gây ngộ độc tập thể này và sẽ thông báo khi có kết luận chính thức.

Trả lời câu hỏi: “Sau khi bảo trì hệ thống nước, có test máy trước khi chạy thận cho bệnh nhân hay không?”, ông Khánh nói, theo quy trình đã được Bộ Y tế ban hành, phải test máy chạy thận, kiểm tra thông số nước, theo dõi giám sát hiện tượng xảy ra bất thường.

“Sau khi bảo trì, hệ thống lọc nước phải được kiểm nghiệm đầu ra trước khi bàn giao cho cán bộ y tế để đưa vào vận hành. Trong vụ việc này, lỗi của cán bộ y tế là chưa có biên bản bàn giao đã vận hành máy. Công an đang điều tra kỹ sư chịu trách nhiệm bảo dưỡng bảo trì”, ông Khánh nói.

benh vien dk hoa binh chua dua nuoc di kiem dinh da su dung cho benh nhan Vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình: Nghi có sự bất thường trong nguồn nước RO

Trả lời câu hỏi, phía bệnh viện có kiểm tra độ an toàn của thiết bị sau khi công ty Thiên Sơn bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO?

Những lần bảo trì trước đó có đưa nguồn nước RO đi kiểm định không?, ông Khánh thông tin, ngày 28/5, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn bảo trì bảo dưỡng lọc nước RO, Giám đốc BV đa khoa có ký kết hợp đồng bảo trì.

Sau khi bảo trì chưa kiểm tra nước đầu ra, chưa đưa nguồn nước đi kiểm định đã sử dụng cho bệnh nhân.

Chia sẻ về câu hỏi có phải do giá thành đắt nên bệnh viện không kiểm định hệ thống máy, ông Khánh thông tin, lãnh đạo bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình không có ở cuộc họp nên Sở Y tế không nắm được giá thành.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Sở Y tế, dù chi phí đắt thì bệnh viện vẫn phải thực hiện kiểm định vì sự an toàn của bệnh nhân.

Với câu hỏi về đơn vị chịu trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy chạy thận của bệnh viện tỉnh Hòa Bình, ông Khánh cho biết bệnh viện ký hợp đồng khi lắp đặt hệ thống lọc nước của công ty nào thì nơi đó có trách nhiệm bảo dưỡng, bảo trì định kỳ chất lượng nguồn nước.

Ông Khánh thông tin, cơ quan công an đang xem xét trách nhiệm các bên liên quan, ai sai và sai đến đâu thì sẽ xử lý đến đó. Hợp đồng giữa công ty bảo dưỡng và bệnh viện quy định trách nhiệm kiểm nghiệm nước đầu ra là do bên nào thì sẽ xác định trách nhiệm thuộc về bên ấy.

benh vien dk hoa binh chua dua nuoc di kiem dinh da su dung cho benh nhan Bệnh nhân tai biến khi chạy thận ở Hòa Bình được xuất viện

Thông thường, cán bộ y tế không thể kiểm nghiệm nước đầu ra mà do công ty bảo dưỡng thực hiện, có phiếu kiểm định nguồn nước khi bàn giao cho bệnh viện. Bệnh viện cũng phải kiểm tra có phiếu kiểm định nước an toàn thì mới thực hiện quy trình chạy thận cho bệnh nhân.

Trả lời câu hỏi về thời điểm hoạt động trở lại của đơn nguyên thận nhân tạo, ông Khánh cho hay, khi cơ quan công an điều tra xong, gỡ bỏ niêm phong thì khoa thận nhân tạo sẽ cố gắng hoạt động trong vòng 10 ngày.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh cũng đã cấp kinh phí mua bổ sung 12 máy chạy thận nhân tạo cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình nhằm điều trị 126 bệnh nhân đang phải về Hà Nội để lọc máu.

Trong cuộc họp báo, nhiều câu hỏi về trách nhiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng không có vị đại diện bệnh viện tham dự. Ông Khánh cho hay, ông đã nhiều lần gọi điện cho lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đến ngay cuộc họp nhưng không được.

Thông tin về 3 cán bộ bị đình chỉ, ông Khánh cho biết, ông Trương Quý Dương Giám đốc bệnh viện bị đình chỉ để giải trình, báo cáo cơ quan điều tra.

Việc điều hành bệnh viện tạm thời giao lại cho ông Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc thường trực, chịu trách nhiệm trong 15 ngày.

Hai cán bộ còn lại là ông Trần Văn Sơn nhân viên phòng vật tư bệnh viện là người được phân công giám sát việc bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy ngày 28/5; và bà Đỗ Thị Điệp là điều dưỡng Khoa thận nhân tạo làm nhiệm vụ chuyên môn ngày 29/5.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sử dụng hệ thống RO số 2 từ ngày 18/1/2011 do Công ty Thiên Sơn cung cấp. Ngày 4/11/213 bảo dưỡng toàn bộ hệ thống lần 2, bảo dưỡng xong hoạt động bình thường.

Ngày 9/3/2015 thay thế đầu cắm cho hệ thống muối hoàn nguyên. Ngày 24/5 năm nay hệ thống hoạt động không ổn định nên bệnh viện đề nghị sửa chữa.

Ngày 25/5 bệnh viện ký hợp đồng sửa chữa, ngày 28/5 tiến hành sửa thì ngày 29/5 xảy ra sự cố. Nội dung sửa chữa gồm thay cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính, màng RO, bộ đèn lõi lọc, tiệt trùng màng hệ thống nước...

benh vien dk hoa binh chua dua nuoc di kiem dinh da su dung cho benh nhan Vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình: Nghi có sự bất thường trong nguồn nước RO

Hội đồng chuyên môn nghiêng về giả thiết có sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân khiến ...

chọn
Khu đô thị chậm triển khai hơn chục năm ở Đà Lạt tăng vốn gấp 21 lần, hẹn hoàn thành vào 2029
Khu đô thị mới số 6 Trại Mát tại phường 11, TP Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ 2007, nhiều năm sau đó chậm triển khai do vướng GPMB. Đầu năm 2023, dự án này được khởi công, đến cuối 2023 đã điều chỉnh vốn từ 167 tỷ đồng lên hơn 3.500 tỷ đồng.