Vụ xe khách chở hàng từ thiện bị kiểm tra: 'Nên liên hệ trước với chính quyền địa phương khi đi làm từ thiện'

“Dù là cá nhân hay tổ chức khi đi làm từ thiện thì cũng nên liên hệ với chính quyền địa phương trước để được hỗ trợ, đảm bảo về mặt pháp lý, có căn cứ, cơ sở phòng trường hợp trên đường đi bị cơ quan chức năng kiểm tra…”, anh Nguyễn Phúc Đại - một người thường xuyên làm công tác từ thiện bày tỏ quan điểm.
 

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho biết một xe khách chở hàng quần áo từ thiện bị lực lượng chức năng liên ngành huyện Văn Chấn (Yên Bái) kiểm tra. Một số thông tin cho rằng, lực lượng chức năng sau khi kiểm tra đã xử phạt chiếc xe khách vì chở hàng từ thiện mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo huyện Văn Chấn khẳng định, lực lượng chức năng chỉ nhắc nhở tài xế chứ không xử phạt và không đòi hóa đơn gì liên quan đến lô hàng từ thiện.

Dù chưa rõ thực hư sự việc nhưng câu chuyện nói trên vẫn đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với nhiều ý kiến trái chiều.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Phúc Đại, hiện đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam. Là người thường xuyên làm công tác từ thiện, anh Đại đã chia sẻ một số kinh nghiệm để các bạn làm từ thiện tránh được một số rắc rối không đáng có.

Anh Đại cho biết, bản thân anh đã cùng câu lạc bộ của mình thực hiện nhiều chương trình từ thiện, phát đồ cho người dân nghèo ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trước mỗi chuyến đi, câu lạc bộ sẽ cử người đi tìm hiểu thực tế trước, sau đó liên hệ với địa phương rồi mới đến phát quà cho người dân.

“Tôi đã đọc trên báo, mạng xã hội về vụ việc xe khách bị cơ quan chức kiểm tra khi chuyển quần áo từ thiện ở Yên Bái mấy hôm qua. Về phía mình, chúng tôi thường phải đi khảo sát trước xem địa phương nào có khó khăn cần giúp đỡ không.

Khi đã xác định được rồi, chúng tôi sẽ liên hệ với chính quyền địa phương, đoàn thanh niên ở địa phương đó để họ có kế hoạch hỗ trợ cho mình khi tới làm từ thiện hay ít nhất họ cũng nắm được tổ chức của chúng tôi sắp đến địa phương của họ để làm từ thiện”, anh Đại nói.

Bên cạnh đó, anh Đại cũng cho rằng, dù là cá nhân hay tổ chức nào khi đi làm từ thiện thì cũng nên liên hệ với chính quyền địa phương trước để được hỗ trợ, đảm bảo về mặt pháp lý, có căn cứ, cơ sở.

Việc này sẽ phòng được trường hợp khi trên đường đi cơ quan chức năng kiểm tra bởi lúc ấy đoàn từ thiện sẽ nhờ địa phương nơi hỗ trợ, bảo lãnh cho mình rằng số hàng hóa đó là hàng từ thiện và đang trên đường đi đến địa phương họ.

vu xe khach cho hang tu thien bi kiem tra nen lien he truoc voi chinh quyen dia phuong khi di lam tu thien
Vụ chiếc xe khách chuyển hàng hóa từ thiện bị lực lượng chức năng huyện Văn Chấn (Yên Bái) kiểm tra đang gây xôn xao dư luận mấy ngày qua (ảnh FB).

Đồng ý với quan điểm trên, anh Lê Văn Công, Hội trưởng Hội đồng hương huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, một người thường xuyên làm công tác từ thiện cho rằng, làm từ thiện là một điều rất đáng trân trọng.

Nhưng theo anh Công, tất cả đều phải tuân thủ pháp luật và việc các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hoá khi không xuất trình được giấy tờ hay chứng minh đó là từ thiện cũng là điều dễ hiểu.

“Chúng tôi đi làm từ thiện bao giờ cũng phải thông báo trước cho địa phương trước có kế hoạch rõ ràng. Khi đi chúng tôi đều mang theo có giấy tờ của cơ quan, tổ chức để xác thực hoạt động, chuyến đi từ thiện của mình, hàng hóa chúng tôi mang kèm trực tiếp theo luôn”, anh Công nói.

Cũng theo anh Công, việc nhà xe khách vận chuyển quần áo từ bị lực lượng chức năng huyện Văn Chấn (Yên Bài) kiểm tra là chuyện hết sức bình thường bởi cơ quan chức năng có quyền và trách nhiệm kiểm tra.

Họ có nhiệm vụ ngăn chặn những hành động buôn hàng lậu, vận chuyển hàng cấm như vũ khí cháy nổ, ma túy và phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn họ phụ trách.

“Dù là hàng hóa từ thiện nhưng cũng nên có giấy tờ của tổ chức, hoặc cá nhân thì cần xác nhận của chính quyền địa phương nơi mình đang cư trú xác nhận cho cá nhân đó rằng họ đang đi làm từ thiện ở đâu, những mặt hàng vận chuyển đi từ thiện là gì… Nếu chỉ viết mấy chữ là ‘hàng từ thiện’ thì cơ quan chức năng cũng khó tin và việc họ phải kiểm tra là chuyện bình thường.

Đã là hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ đàng hoàng hoặc một giấy tờ gì đó để chứng minh với cơ quan chức năng khi họ kiểm tra. Tôi nghĩ khi xác định được hàng hóa từ thiện rồi thì chẳng ai làm khó mà đòi hỏi hóa đơn, chứng từ liên quan đến xuất xứ của số hàng đó.

Nếu cơ quan quản lý lơ là, dễ dàng quá đối với những mặt hàng ghi mác từ thiện bên ngoài thì có thể nhiều người xấu sẽ lợi dụng kẽ hở này để vận chuyển hàng hóa trái pháp luật”, anh Công nói.

Sáng cùng ngày trao đổi lại với chúng tôi, ông Đặng Duy Hiển, Phó chủ tịch UBND huyện Văn Chấn (Yên Bái) chia sẻ: “Hàng từ thiện thì tốt quá, khi lực lượng chức năng kiểm tra đúng là hàng từ thiện thì có vấn đề gì đâu".

"Nhưng nhiều tổ chức các nhân lợi dụng chuyện từ thiện để làm giả, vận chuyển hàng hóa núp bóng từ thiện thì rất nguy hiểm…. Hôm đó biên bản làm việc rất rõ ràng là chỉ nhắc nhở nhà xe chứ không có chuyện phạt hay đòi hỏi hóa đơn đỏ gì”, ông Hiển khẳng định.

vu xe khach cho hang tu thien bi kiem tra nen lien he truoc voi chinh quyen dia phuong khi di lam tu thien Thực hư thông tin vụ xe khách chuyển đồ từ thiện lên vùng cao bị… đánh thuế giữa đường

Ngày 25/11, lãnh đạo UBND huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã lên tiếng về thông tin chiếc xe khách chuyển quần áo hàng từ thiện ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.