WB: Đông Nam Á dễ tổn thương nếu Mỹ, Trung chiến tranh thương mại

Các nền kinh tế tại Đông Nam Á đều phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng nên dễ gặp rủi ro, theo WB.

Rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ cảm nhận được “hiệu ứng lan tỏa” từ việc thuế nhập khẩu tăng, do họ tham gia vào chuỗi cung ứng, giúp Trung Quốc tạo ra hàng xuất khẩu, ông Sudhir Shetty - kinh tế trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB nhận xét trong buổi công bố báo cáo Nâng cao Tiềm năng hôm nay.

“Rất nhiều hàng hóa của các nước này tham gia vào chuỗi cung ứng trên khắp khu vực, dù chúng sau đó được lắp ráp và xuất khẩu dưới mác hàng Trung Quốc”, ông cho biết. Theo vị chuyên gia này, sự thành công của khu vực này dựa trên thương mại và sự phát triển của chuỗi giá trị mà suốt thập kỷ qua ngày càng tập trung về Trung Quốc.

wb dong nam a de ton thuong neu my trung chien tranh thuong mai
Một cảng biển ở Singapore. Ảnh: Reuters

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần đây đe dọa áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa của nhau, khiến triển vọng tăng trưởng và thương mại toàn cầu trở nên u ám. Dù vậy, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, mới đây cam kết mở cửa hơn nữa nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, giúp xoa dịu phần nào căng thẳng.

Shetty cho rằng ảnh hưởng từ thuế nhập khẩu sẽ thể hiện rõ nhất tại Mỹ và Trung Quốc. Tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển, trong đó có Mỹ, có thể chậm lại. Trên thực tế, xuất khẩu tại một số nền kinh tế đã giảm trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, như Malaysia và Philippines.

Nhận xét chung về khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, báo cáo của WB cho rằng, viễn cảnh kinh tế tiếp tục phục hồi trên toàn cầu và sức cầu mạnh trong nước sẽ giúp khu vực này có triển vọng tích cực. Tăng trưởng dự kiến đạt 6,3% trong năm 2018.

Trong đó, GDP Trung Quốc được dự báo sẽ chững lại còn 6,5% năm 2018, do nền kinh tế tiếp tục tái cân bằng theo hướng tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa. Các quốc gia đang phát triển trong khu vực tiếp tục ổn định tăng trưởng ở mức 5,4% trong năm 2018, phản ánh sức cầu mạnh mẽ trong nước và bên ngoài.

GDP Indonesia và Thái Lan dự kiến được củng cố trong năm 2018 nhờ đầu tư và tiêu dùng tư nhân được cải thiện. Trong khi đó, tăng trưởng của Malaysia và Việt Nam có thể sẽ chững lại do đầu tư công giảm ở Malaysia và sản xuất nông nghiệp Việt Nam ổn định lại sau khi hồi phục mạnh năm 2017.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.