Xe từ 8 chỗ phải khai thông tin có hạn chế xe khách 'trá hình'?

Hà Nội đang có phương án đưa loại xe từ 8 chỗ trở lên vào diện bắt buộc phải khai thông tin nhằm hạn chế xe khách "trá hình".
xe tu 8 cho phai khai thong tin co han che xe khach tra hinh Hà Nội: Khó có thể xử lý được xe khách trá hình
xe tu 8 cho phai khai thong tin co han che xe khach tra hinh Hà Nội: Xe khách ngoại tỉnh 'hồn nhiên' đón trả giữa nội đô
xe tu 8 cho phai khai thong tin co han che xe khach tra hinh
Lực lượng chức năng chỉ xử lý được các lỗi dừng đỗ, đón trả khách sai quy định với các loại xe khách "trá hình". Ảnh: Lê Hải

Xe 8 chỗ trở lên phải khai báo thông tin

Từ ngày 2/1, Hà Nội chính thức điều chuyển xe khách quy mô lớn ở nhiều bến xe trên địa bàn. Cùng với đó, tình trạng xe "dù", bến "cóc" và xe khách "trá hình" phát triển mạnh hơn.

Trước tình trạng xe khách "trá hình" (xe hợp đồng) ngang nhiên hoạt động gây nhiễu loạn thị trường vận tải hành khách cố định, Sở GTVT Hà Nội đã có phương án mới.

Cụ thể, theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, thời gian tới đơn vị này sẽ đưa loại xe từ 8 chỗ trở lên vào diện bắt buộc phải thông báo về hai đầu bến thông tin trước mỗi chuyến đi nhằm ngăn chặn xe hợp đồng lách luật.

Được biết, hiện Sở GTVT Hà Nội đã cấp phù hiệu xe hợp đồng cho hơn 9.300 xe dưới 10 chỗ. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp vận tải có đủ hồ sơ thì cơ quan quản lý vẫn phải cấp phép cho hoạt động xe hợp đồng; loại xe này được phép chạy trong nội đô.

Trong các buổi tiếp xúc với doanh nghiệp vận tải thuộc diện điều chuyển luồng tuyến, đại diện của Sở GTVT Hà Nội cũng thừa nhận tình trạng xe khách "trá hình" xuất hiện khá phổ biến.

Được biết, những loại xe dưới 10 chỗ được cấp phép là xe hợp đồng phục vụ khách đoàn đi tham quan, du lịch, đám hiếu, hỉ... nhưng nhiều xe trong số này lại hoạt động đón, trả khách, thu tiền, xác nhận đặt chỗ… như tuyến cố định liên tỉnh.

Xe hợp đồng hoạt động như xe khách liên tỉnh nhưng lại không phải thông tin về hợp đồng trước chuyến đi đang khiến doanh nghiệp vận tải chạy liên tỉnh tuyến cố định bức xúc. Ngoài ra, xe khách "trá hình" cũng gây thất thu thuế cho Nhà nước.

xe tu 8 cho phai khai thong tin co han che xe khach tra hinh
Xe khách "trá hình" gây khó khăn cho hoạt động vận tải cố định, gây thất thu thuế. Ảnh minh họa: Di Linh

Xe khách "trá hình" phát triển vì nhu cầu người dân?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng phương án mới của Sở GTVT Hà Nội có thể hạn chế được tình trạng xe khách "trá hình". "Tuy nhiên, việc dẹp bỏ vấn nạn này thì không đơn giản", ông Thanh nói.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng xe khách "trá hình" hiện đang đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người dân đi xe nên vẫn tồn tại và phát triển.

"Phải khẳng định rằng chất lượng phục vụ của xe khách "trá hình" rất tốt. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta không quản lý được gây ra tình trạng trốn thuế, mất trật tự, ùn tắc giao thông...".

"Để hạn chế xe khách "trá hình" thì cần phải nắm được hoạt động của nó. Có thể dựa vào thiết bị giám sát hành trình để xem việc khai báo, đón khách có đúng hay không", ông Nguyễn Văn Thanh nhấn mạnh.

Thời gian qua, lực lượng chức năng "gặp khó" trong việc xử lý xe khách trá hình. Theo ông Trần Đăng Hải, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, lực lượng chức năng chỉ xử lý được xe khách "trá hình" các lỗi dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.

Cũng theo vị này, từ đầu năm 2017 đến nay, Thanh tra Sở đã xử phạt 116 trường hợp đón trả khách sai quy định, 232 trường hợp dừng đỗ sai quy định, 71 trường hợp không có hợp đồng vận chuyển hành khách...

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.