Xét duyệt chức danh GS, PGS: Có nên bỏ hội đồng ngành, liên ngành?

Hiện có nhiều ý kiến quanh việc bỏ hội đồng ngành, liên ngành khi xét duyệt, rà soát ứng cử viên có đạt được chức danh GS, PGS…

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa có cuộc họp về kết quả rà soát chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đó.

Kết quả chính thức sẽ được Bộ GD-ĐT báo cáo lên Thủ tướng trong phiên họp Chính phủ diễn ra vào ngày 1/3.

xet duyet chuc danh gs pgs co nen bo hoi dong nganh lien nganh

Một trong những lễ công bố quyết định công nhận các nhà giáo đạt chức danh GS, PGS

Theo thông tin từ một Hội đồng chức danh giáo sư (HĐCDGS) ngành, sau rà soát có một ứng viên phó giáo sư (PGS) của hội đồng này thiếu tiêu chuẩn hướng dẫn học viên cao học.

Tuy nhiên, số lượng ứng viên bị loại sau rà soát vẫn khiến dư luận hoài nghi, bởi dư luận cho rằng, có những "mối quan hệ" ở hội đồng này. Chính vì thế, nhiều người cho rằng, nên bỏ hội đồng ngành, liên ngành. Hoặc việc rà soát chức danh GS, PGS nên thay bằng hội đồng lâm thời do GS, chuyên gia có chuyên môn cao ở các trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu có uy tín thực hiện.

Trước những phản ứng từ các chuyên gia, ứng cử viên GS, PGS, một nhà khoa học và cũng là Chủ tịch một hội đồng ngành, liên ngành (xin không đưa tên) cho rằng, ứng cử viên muốn đạt chức danh GS, PGS của ngành nào thì phải có một đội ngũ chuyên gia thẩm định của Hội đồng ngành thẩm định xem có đạt được các tiêu chí thì mới được xét duyệt.

xet duyet chuc danh gs pgs co nen bo hoi dong nganh lien nganh

Số lượng chức danh giáo sư, phó giáo sư từ năm 2009 đến 2017

Hội đồng gồm những GS, chuyên gia có chuyên môn cao và có kỹ năng đã được tích lũy. Việc thẩm định ứng cử viên cũng phải có quy trình. Quá trình thẩm định một công trình của các ứng cử viên cũng phải có thời gian nhất định, chứ không phải trong thời gian ngắn là xong.

Nếu năm nào lập hội đồng lâm thời thẩm định chức danh GS, PGS xong rồi giải thể thì họ khó có thể biết công việc bắt đầu từ đâu, thẩm định một cách khoa học…

“Hiện nay, nước ta có hơn 400 trường ĐH, CĐ. Trong đó, nhiều trường không có cán bộ đạt được trình độ PGS nên nếu giao việc xét duyệt người đạt chức danh GS, PGS cho các trường ĐH thì liệu rằng họ có thể thực hiện được không. Việc xét năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức là phải do các nhà khoa học, GS, chuyên gia có uy tín, thâm niên công tác thực hiện.

Chưa chắc là việc xét duyệt ứng cử viên do các trường ĐH có uy tín thì sẽ khách quan hay đảm bảo trung thực, không tiêu cực hơn Hội đồng ngành do Nhà nước đảm trách”, Chủ tịch một hội đồng ngành cho biết.

Hiện nay, việc xét duyệt chức danh GS, PGS được chia làm 3 giai đoạn: Thẩm định ở hội đồng cấp cơ sở; hội đồng cấp ngành, liên ngành; hội đồng cấp Nhà nước.

Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm chọn lựa, sàng lọc hồ sơ ứng cử viên đạt chức danh GS, PGS. Hội đồng cấp ngành, liên ngành có nhiệm vụ hỗ trợ hội đồng cấp Nhà nước thẩm định kỹ về mặt chuyên môn của ứng cử viên. Sau đó, hội đồng cấp Nhà nước sẽ rà soát, sàng lọc lại toàn bộ hồ sơ, tiêu chuẩn của ứng cử viên…

Việc ứng cử viên phải đạt được 3/4 số phiếu của hội đồng ngành, liên ngành cũng là sự khách quan vì ngoài việc xét duyệt hồ sơ của ứng cử viên đạt được yêu cầu đề ra thì họ phải có được sự thẩm định bằng lá phiếu của các thành viên trong hội đồng về chất lượng công trình khoa học, trình độ ngoại ngữ và khả năng thuyết trình.

Có thể việc bầu ứng cử viên vào hội đồng cấp ủy, hội đồng nhân dân thì ứng viên phải đạt số phiếu quá bán. Còn xét duyệt khoa học có tính đặc thù riêng, các tiêu chí đặt ra với ứng cử viên phải khắt khe hơn nên cần phải đạt được 3/4 số phiếu của thành viên hội đồng ngành, liên ngành.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.