Những điều cần biết về xét tuyển nguyện vọng bổ sung (nguyện vọng 2)
Ngày 14/8/2016 tất cả các trường sẽ ngừng nhận hồ sơ nguyện vọng 1. Tất cả những thí sinh không may mắn trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ đặt ra câu hỏi này với mong muốn tiếp tục hành trình tìm cho mình một cơ hội vào đại học tốt nhất. Để cơ hội không bị vụt mất thêm một lần nữa, việc tìm hiểu những trường có xét tuyển nguyện vọng bổ sung và chọn đúng một ngôi trường phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Làm sao để trúng tuyển ở lần xét tuyển NV2, để không bị lỡ mất cơ hội thêm một lần nữa ở lần xét tuyển này đang là vấn đề mà hầu hết phụ huynh, thí sinh quan tâm, lo lắng. Để giải tỏa được nỗi lo này và tìm cho mình một cơ hội vào đại học an toàn, trước tiên thí sinh cần phải nắm rõ các thông tin về kỳ xét tuyển NV2.
Xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2) chính là xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) đợt 1 sẽ được các trường đại học, cao đẳng còn chỉ tiêu tuyển sinh sẽ tiến hành sau khi kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng 1.
Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng 2 ?
Mức điểm sàn nhận hồ sơ: không bắt buộc nhưng nếu điểm của bạn thấp hơn điểm sàn nhận hồ sơ thì không có hội rồi (tốt nhất là nên cao hơn mức điểm sàn nhận hồ sơ từ 2 đến 3 điểm)
Theo qui định, sau khi hết hạn nhận hồ sơ NV2 (), các trường mới tiến hành xét tuyển theo nguyên tắc xét điểm thi từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu, vẫn tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo qui định như ở NV1.
Thực tế xét tuyển NV2, của các trường cho thấy ở mỗi mức điểm luôn có nhiều TS đồng điểm nhau. Và tổng số TS đủ điều kiện trúng tuyển NV2, không phải lúc nào cũng đúng bằng chỉ tiêu trường cần xét (có thể dư hoặc thiếu vài chỉ tiêu). Nguyên tắc chung của các trường là đảm bảo cho tất cả những hồ sơ hợp lệ và có tổng điểm thi không thấp hơn điểm trúng tuyển đều được nhập học. Các trường đều phải tuyển đúng vùng tuyển đã thông báo với TS và không có chuyện ưu tiên cho những hồ sơ nộp trước.
Cách điền hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 như thế nào?
Các thông tin phải điền là như mọi năm, chỉ khác là năm nay do cho phép thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển nên giấy chứng nhận kết quả thi có phần dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển NV2 lần 1 và lần 2.
Như vậy, bạn sẽ điền như mọi năm ở phần dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển NV2 lần 1, để trống phần 2 (dùng khi bạn rút hồ sơ và đăng ký vào ngành, trường khác).
Hồ sơ nguyện vọng 2 gồm những gì, nộp như thế nào?
Hồ sơ đăng ký xét tuyển nộp cho trường theo đường bưu điện chuyển phát nhanh (Hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường + lệ phí xét tuyển + một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh).
Năm 2016 Bộ GD và ĐT thêm hình thức xét tuyển trực tuyến. Hình thức xét tuyển học bạ trực tuyến đã được giới thiệu và giúp mang lại những thuận lợi cho các em đăng ký xét tuyển trực tuyến như: Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại.
Thí sinh và phụ huynh đến nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung. (Ảnh minh họa) |
Được phép rút hồ sơ mấy lần? Khi rút hồ sơ, có được phép tẩy xóa thông tin cũ để điền lại thông tin mới không?
Bộ GD-ĐT không quy định số lần thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp. Nghĩa là thí sinh được rút hồ sơ nhiều lần.
Thí sinh rút hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 đã nộp lần 1 thì không tẩy xóa thông tin đã khai trong giấy chứng nhận kết quả thi, mà điền thông tin ĐKXT vào phần 2 của giấy chứng nhận kết quả thi (Tức là trường sẽ chấp nhận thông tin ở lần cuối cùng có điền).
Trường hợp đặc biệt, nếu rút tiếp hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh cần gửi đơn kèm theo giấy chứng nhận kết quả thi. Trong đơn ghi đầy đủ thông tin như các mục của giấy chứng nhận kết quả thi và gửi tới trường ĐKXT.
Đặc điểm của xét tuyển nguyện vọng 2?
Điểm khác nhau dễ thấy là điểm tuyển NV2 luôn bằng hoặc cao hơn NV1. Nhiều trường, cách biệt giữa NV2 và NV1 có khi lên đến 6, 7 điểm.
Một số trường có điểm chuẩn NV2 cao hơn NV1 đến 5 điểm, cũng có trường điểm NV2 bằng với NV1 hoặc điểm sàn xét tuyển.
Một điểm nữa là về tâm lý. Các thí sinh tham gia xét tuyển NV2 đều trên điểm sàn quy định, vì vậy khi đã không trúng tuyển nguyện vọng đầu tiên thì NV2 được xem là cơ hội sống còn, dó đó sự đua tranh trở nên quyết liệt, tạo tâm lý căng thẳng.
Nhiều ngành tiềm năng vẫn “đợi” thí sinh
Thông tin trên báo Hà Nội Mới, theo lãnh đạo các trường ĐH ngoài công lập, trong đợt xét tuyển đợt 1 vừa qua, hầu hết các trường mới chỉ xét được khoảng 50% chỉ tiêu. Vì vậy, đợt xét tuyển bổ sung sắp tới vừa là cơ hội cho các trường tuyển thêm thí sinh (TS) vừa là cơ hội để TS trúng tuyển ngành học mình yêu thích.
Ths. Phạm Doãn Nguyên – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh truyền thông Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF) cho biết: Kết thúc đợt tuyển sinh nguyện vọng 1, UEF dự kiến tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển Nguyện vọng bổ sung đợt 1 từ 21/8 đến 31/8.
Theo đó, trường dành khá nhiều chỉ tiêu cho nhóm ngành kinh doanh quản lý với mức điểm từ 15 đến 16 như ngành: Kế toán (15), Marketing (15), Quản trị kinh doanh (15.5), Luật Kinh tế (16), Kinh doanh quốc tế (16), Quản trị nhân lực (16)... Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, UEF lấy mức 18 điểm với môn tiếng Anh nhân hệ số 2 hay ngành học giàu triển vọng như Thương mại điện tử, thí sinh phải đạt từ 17 điểm trở lên khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Để nắm bắt “tấm vé” vào đại học chuẩn quốc tế, thí sinh cần tìm hiểu thông tin cặn kẽ, đối sánh mức điểm nhận hồ sơ với năng lực bản thân, sáng suốt chọn ngành ưu tiên cho các nguyện vọng.
Được biết, trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung này, UEF tiếp tục áp dụng chính sách học bổng tuyển sinh cho các thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 21 trở lên.
Trường ĐH Hoa Sen tiếp tục xét tuyển 750 chỉ tiêu cho tất cả các ngành (trừ khối năng khiếu) từ điểm thi THPT quốc gia với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1. Bên cạnh đó, trường xét 130 chỉ tiêu cho 3 ngành khối năng khiếu và ngành ngôn ngữ Anh theo phương thức riêng.
Dù điểm trúng tuyển ngành dược học là 17 nhưng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn tiếp tục xét bổ sung ngành này và các ngành khác với điểm xét tuyển là 15.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng xét ngành dược học 16 điểm và các ngành khác 15 điểm với khoảng 2.000 chỉ tiêu. Trường ĐH Lạc Hồng xét 15 điểm cho tất cả các ngành với khoảng 50% chỉ tiêu của trường.
Trao đổi với chúng tôi Nguyễn Thị Diệu Anh, Trưởng phòng TT&SK, Trường ĐH Văn Hiến cho biết “Sau khi kết thúc đợt tuyển sinh nguyện vọng 1 và xét tuyển học bạ đợt 3, mặc dù trường ĐH Văn Hiến nhận được số lượng hồ sơ đăng kí nhiều hơn chỉ tiêu nhưng để tránh nhiều trường hợp hồ sơ ảo, trường tiếp tục xét tuyển theo kết quả học bạ đợt 4 và xét tuyển nguyện vọng bổ sung với 1450 chỉ tiêu cho 14 ngành ĐH , 7 ngành hệ CĐ.
Các ngành còn nhiều chỉ tiêu là: Kỹ thuật điện tử truyền thông, Văn học, các ngành nhóm ngôn ngữ, Quản trị doanh nghiệp thủy sản. Các trường công lập hầu như không xét tuyển nguyện vọng bổ sung nên đây sẽ là cơ hội dành cho các bạn thí sinh đã xét nguyện vọng 1. Dự kiến sau ngày 5/9, trường sẽ ổn định số lượng sinh viên, phân lớp và bắt đầu đào tạo khóa nhập học năm 2016”
Trường ĐH Văn Lang sẽ tiếp tục xét tuyển những ngành khối công nghệ, kỹ thuật, năng khiếu. Trong đó, các ngành khối công nghệ, kỹ thuật còn rất nhiều cơ hội cho TS trong đợt này.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT xét tuyển đợt 2 sẽ bắt đầu từ 21-8 đến 31-8-2016 sau khi các thí sinh đã hoàn tất việc nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia vào các trường mình trúng tuyển. Vì vậy, từ sau ngày 19-8, các trường sẽ công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung nhiều hơn khi đã xác định chính xác số thí sinh xác định nhập học. Theo quy chế, việc xét tuyển đợt 2 mỗi thí sinh sẽ đăng ký 3 trường và mỗi trường 2 nguyện vọng. Cách đăng ký xét tuyển giống như xét tuyển đợt 1 và thí sinh cũng không được quyền rút hồ sơ hay thay đổi nguyện vọng đã đăng ký.Việc xét tuyển bổ sung ở mỗi trường là khác nhau. Nhiều trường lớn đã tuyển đủ chỉ tiêu từ đợt 1 có thế sẽ không tuyển đợt 2. Do đó, thí sinh cần theo dõi trên website các trường để biết cụ thể số lượng chỉ tiêu, điểm nhận hồ sơ cũng như các ngành tuyển bổ sung.