Xét tuyển vào ngành sư phạm phải cao từ 1,5 mét trở lên: 'Đây là một hình thức coi thường phụ nữ'

TS. Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, không nên để tư tưởng này chi phối ngành sư phạm, vốn là một ngành đào tạo con người, một ngành có ý nghĩa nhân văn nhất trong các ngành.

Mới đây, qui định xét tuyển vào ngành sư phạm phải cao từ 1,5 mét trở lên của ĐH Sư phạm TP HCM vừa công bố trong phương án tuyển sinh năm 2019 hệ chính qui đã gây nên nhiều luồng tranh cãi.

Cụ thể, tiêu chí tuyển sinh của ĐH Sư phạm TP HCM có nêu, nam phải cao từ 1,55 mét trở lên và nữ cao từ 1,5 mét trở lên đối với các ngành đào tạo giáo viên. Riêng ngành giáo dục thể chất, thí sinh nam phải cao từ 1,65 mét, nặng 50 kg trở lên, thí sinh nữ phải cao từ 1,55 mét, nặng 45 kg trở lên.

Liên quan đến qui định điều kiện xét tuyển về chiều cao với ngành đào tạo giáo viên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Hà Thanh Vân (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, giảng viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM).

Dưới đây là quan điểm của TS. Hà Thanh Vân về vấn đề qui định tuyển sinh của trường ĐH Sư phạm TP HCM có yêu cầu về chiều cao.

xet tuyen vao nganh su pham phai cao tu 15 met tro len day la mot hinh thuc coi thuong phu nu
TS. Hà Thanh Vân, giảng viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM.

Ngoại hình đẹp không phải là tất cả những phẩm chất cần có của một giáo viên

Tôi nghĩ, đối với ngành Giáo dục Thể chất, là ngành cần có tố chất thể thao thì nên duy trì qui định này, vì qui định này cũng tương tự như qui định của các trường đại học về thể thao. Nhưng với những ngành sư phạm khác thì không nên.

Thứ nhất, qui định như vậy sẽ hạn chế bớt cơ hội của những em khác, không may mắn có được chiều cao như ý. Trong khi ngành sư phạm đang có vấn đề về đầu vào, nhiều năm nay tuyển sinh khó khăn, sinh viên giỏi ít vào sư phạm, thì đây là một qui định tự hạn chế bản thân.

Thứ hai, là thầy cô giáo, đương nhiên ai cũng muốn có một ngoại hình đẹp, song ngoại hình đẹp không phải là tất cả những phẩm chất cần có của một giáo viên. Giáo viên cần có chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm khéo léo, tâm lí với các em học sinh, nếu như không có tất cả những điều đó, chỉ có ngoại hình đẹp thì cũng chẳng có ích lợi gì cho ngành sư phạm, mà lại thiệt thòi cho chính các em học sinh.

Thứ ba, là giáo viên, chứ không phải là diễn viên, người mẫu hay hoa hậu mà cần qui định như vậy. Tôi may mắn có những đồng nghiệp mà xét theo chiều cao thì họ không đủ tiêu chuẩn, nhưng xét về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thì họ khiến nhiều người phải ngước nhìn. Tài năng của con người không được đo bằng chiều cao, chuyên môn của con người không được đo bằng hình thức.

Sự nhân văn của con người nằm ở chỗ không đánh giá ngoại hình

Thứ tư, sự nhân văn của con người nằm ở chỗ không đánh giá ngoại hình, không thông qua ngoại hình để quyết định tất cả. Trên thế giới, nhận thức này rất khác nhau. Ở Mỹ, nhiều bang còn có qui định khi xin đi làm, không cần nộp hình thẻ để tránh sự phân biệt đối xử về ngoại hình, không ghi chiều cao, cân nặng.

Trong khi đó ở Trung Quốc, đã có trường hợp sinh viên sư phạm không được cấp bằng bởi vì chỉ có chiều cao 1,4 mét. Lẽ nào chúng ta lại không nhân văn? Lẽ nào chúng ta lại để ngoại hình chi phối tất cả? Nhiều năm nay các tổ chức nữ quyền đã cực lực lên án về việc phân biệt đối xử dựa vào ngoại hình, nhất là đối với phụ nữ.

Chỉ có ở Việt Nam, chúng ta mới thấy có những thông báo tuyển dụng nhân viên “có ngoại hình”. Là một phụ nữ, tôi cho rằng đây là một hình thức coi thường phụ nữ. Chúng ta không nên để tư tưởng này chi phối ngành sư phạm, vốn là một ngành đào tạo con người, một ngành có ý nghĩa nhân văn nhất trong các ngành.

Thứ năm, việc phân biệt tuyển sinh như vậy, tất nhiên là có một kết quả là chúng ta có một đội ngũ giáo viên ngoại hình hoàn hảo. Nhưng điều này không giúp giáo dục các em học sinh, mà vô hình chung lại khiến cho các em hình thành tư tưởng lệch lạc về cái đẹp và sự thẩm mĩ. Các em sẽ không biết cách tôn trọng những người có ngoại hình xấu, không như ý. Các em được dạy dỗ trong một sự hoàn hảo không thực tế, bởi lẽ cuộc đời này không chỉ toàn những người có ngoại hình như ý.

Cuối cùng, như bất cứ một qui định nào có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, ngành giáo dục cũng cần cân nhắc khi thực hiện. Có thể tham khảo thông tin từ ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, từ ý kiến của những người dân thường, trưng cầu ý kiến trên mạng, trong cộng đồng để cho ra một quyết định đúng đắn, hợp lí, còn hơn là đưa ra những quyết định gây tranh cãi trong dư luận và khiến nhiều người bất bình.

xet tuyen vao nganh su pham phai cao tu 15 met tro len day la mot hinh thuc coi thuong phu nu ĐH Sư phạm TP HCM: Quy định thi ngành sư phạm phải cao 1,5 mét là chấp nhận được

Trước điều kiện xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5 mét trở lên, đại diện ĐH Sư phạm TP HCM ...

xet tuyen vao nganh su pham phai cao tu 15 met tro len day la mot hinh thuc coi thuong phu nu Xét tuyển vào ngành sư phạm phải cao từ 1,5 mét trở lên: 'Ngành giáo dục cần tài đức hay diện mạo?'

Sau khi ĐH Sư phạm TP HCM vừa công bố điều kiện xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5 mét ...

xet tuyen vao nganh su pham phai cao tu 15 met tro len day la mot hinh thuc coi thuong phu nu Thí sinh xét tuyển vào ngành sư phạm phải cao từ 1,5 m trở lên

Theo thông báo của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thí sinh xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5 m trở ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.