Xu hướng học liên kết đào tạo quốc tế: Cơ hội vàng cho sinh viên?

Thạc sĩ Lý Thiên Trang, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM chia sẻ những lợi thế của sinh viên theo học chương trình liên kết đào tạo quốc tế được thụ hưởng.

Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ đòi hỏi ngành GD& ĐT phải nhanh chóng hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu trong giáo dục của các nước tiên tiến.

Nắm bắt xu hướng này, nhiều gia đình lựa chọn chương trình đào tạo sinh viên cấp bằng cấp quốc tế theo các hình thức liên kết.

Trao đổi với Thạc sĩ Lý Thiên Trang, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (ĐH SPKT TP HCM) về cơ hội việc làm dành cho sinh viên theo học chương trình liên kết quốc tế, bà Trang đã có nhiều chia sẻ về vấn đề này.

- Chào bà, bà lí giải như thế nào khi những năm gần đây xu hướng liên kết đào tạo quốc tế lại trở nên phổ biến tại các trường ĐH ở Việt Nam như vậy?

Theo tôi, hiện có nhiều gia đình và các bạn trẻ lựa chọn theo học chương trình liên kết đào tạo quốc tế từ những lợi ích sau:

Chương trình liên kết đào tạo quốc tế tạo cho sinh viên cơ hội tiếp cận với chất lượng giáo dục của nước ngoài; chi phí theo học chương trình liên kết đào tạo quốc tế ít hơn so với đi du học tại nước ngoài, thường khoảng 1/3 chi phí học tập tại nước ngoài.

Đối với sinh viên theo học chương trình này sẽ không phải chứng minh tài chính, cũng như những qui định liên quan đến thị thực sinh viên như đi du học.

xu huong hoc lien ket dao tao quoc te co hoi vang cho sinh vien
Thạc sĩ Lý Thiên Trang, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Sở hữu bằng nước ngoài sau khi tốt nghiệp nên có nhiều thế mạnh hơn cho việc phát triển sự nghiệp trong tương lai, đặc biệt khả năng ngoại ngữ.

Người trẻ còn có hội được nhận bằng cấp có giá trị khu vực hoặc quốc tế và cơ hội liên thông học lên trình độ cao hơn ở nước ngoài cũng thuận tiện.

Bên cạnh đó, tài liệu học tập, chương trình được chuẩn hóa, cũng như phương pháp giảng dạy cải tiến. Theo đó, bên cạnh kiến thức thì phần lớn chương trình học được chú trọng nhiều việc hình thành và phát triển kĩ năng cho sinh viên như: Giao tiếp, làm việc nhóm, cộng tác, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo…

Những kỹ năng này đặc biệt cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường, vì khoa học công nghệ không ngừng thay đổi, máy móc dần thay thế con người, việc hình thành kỹ năng cho sinh viên trở thành xu thế hiện nay.

- Vậy theo bà, thay vì tiếp tục cải cách chương trình học cổ điển từ trước đến nay thì lí do gì khiến các trường chuyển mình theo hướng quốc tế hóa này?

Có thể nhận thấy lợi ích khi các các cơ sở đào tạo trong nước tham gia chương trình liên kết sẽ tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ với những cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

Các trường trong nước có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về quản lý chương trình đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo và phương pháp đánh giá của chương trình nước ngoài…

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các trường có thể gia tăng số lượng sinh viên quốc tế của mình mà không phải nới rộng các cơ sở đào tạo hiện có tại nước mình;

Bên cạnh chất lượng đào tạo, lợi ích kinh tế cũng là một trong những mục tiêu thúc đẩy các trường mở rộng thị trường giáo dục ra nước ngoài.

- Hiện tại ở VN có bao nhiêu loại hình liên kết?

Hiện tại ở Việt Nam chủ yếu có hai hình thức liên kết phổ biến

+ Thứ nhất, công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa trường Việt Nam và trường nước ngoài.

Ở hình thức này, thông thường sẽ có hai chương trình đào tạo là: 2+2 (hai năm đào tạo ở Việt Nam, hai năm còn lại đào tạo ở nước ngoài) và 3+1 (ba năm đào tạo ở Việt Nam, một năm đào tạo nước ngoài).

Mỗi trường sẽ phụ trách một giai đoạn đào tạo và sử dụng chương trình hiện có của mình. Bằng cấp thường do trường nước ngoài cấp hoặc cả hai trường cùng cấp bằng.

+ Thứ hai, nhượng quyền đào tạo (Franchise): Đối với dạng liên kết này, các trường ở Việt Nam sẽ sử dụng 100% chương trình của trường nước ngoài.

Qúa trình đào tạo, giảng dạy được thực hiện tại trường ở Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài, như chương trình liên kết mà ĐH SPKT TP HCM và ĐH Sunderland đang thực hiện.

xu huong hoc lien ket dao tao quoc te co hoi vang cho sinh vien
Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy cũng là sinh viên đang theo học chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại ĐH SPKT TP HCM.

- Đối với ĐH SPKT TP HCM, chất lượng giảng viên tiêu chuẩn như thế nào?

Giảng viên được ĐH SPKT TP HCM tuyển chọn và đối tác kiểm định. Chương trình học liên kết sẽ sử dụng cả giảng viên nước ngoài và giảng viên Việt Nam.

Yêu cầu giảng viên bộ môn có học hàm, học vị, được đào tạo tại nước ngoài, có kinh nghiệm giảng dạy và phần lớn có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp.

- Với hình thức liên kết này, việc tổ chức đào tạo sẽ diễn ra như thế nào?

Việc tổ chức đào tạo có thể áp dụng các hình thức như giảng viên có thể dạy học toàn bộ thời gian trên lớp hoặc dạy theo hình thức phối hợp (Blended-Learning) như dạy học trên lớp một phần, phần còn lại qua trực tuyến; hay dạy học thông qua đào tạo trực tuyến (đào tạo từ xa) hoàn toàn.

Sinh viên có thể theo học chương trình đào tạo liên kết ở các trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ. Ngoài ra, còn có những chương trình trao đổi ngắn hạn hoặc đào tạo cấp chứng chỉ.

- Hiện tượng trường quốc tế ‘ma’ đã để lại dư âm không mấy tốt đẹp trong nền giáo dục Việt Nam. Vậy tiêu chí chọn trường đối tác quốc tế để liên kết đào tạo của trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật như thế nào và kiểm định ra sao?

Tiêu chí chọn đối tác liên kết của ĐH SPKT TP HCM được thực hiện rất chặt chẽ. Trường chỉ hợp tác với những đối tác có uy tín của nước ngoài, có cơ sở đào tạo rõ ràng, có chương trình cụ thể được kiểm định theo những tiêu chuẩn của nước ngoài.

Trước khi tiến hành liên kết đào tạo, ĐH SPKT TP HCM thường có các buổi tiếp xúc và tham quan thực tế đối tác để kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng - năng lực trước khi tiến hành hợp tác và ngược lại.

- Hiện tại, ĐH SPKT TP HCM đang hợp tác đào tạo liên kết với những đối tác nào?

Hiện ĐH SPKT TP HCM có các chương trình liên kết với các đối tác như ĐH Sunderland, ĐH Middlesex – Vương quốc Anh, ĐH Tongmyong – Hàn Quốc…

xu huong hoc lien ket dao tao quoc te co hoi vang cho sinh vien
Phòng học theo chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường ĐH SPKT TP HCM.

- Thực tế chất lượng cũng như phương pháp học tập giữa hai bên đối tác khá khác nhau. Vậy, đối với hình thức đào tạo liên kết này, các bên đào tạo sẽ kiểm soát chất lượng bằng cách nào?

Để đảm bảo chương trình vận hành chất lượng theo đúng qui định, qui trình của các trường đối tác cấp bằng, trường sẽ yêu cầu tất cả môn học đều được lấy ý kiến sinh viên đánh giá vào cuối mỗi học kỳ và cuối chương trình đào tạo.

Tất cả các môn học đều phải trải qua đánh giá chéo của một giảng viên khác cùng chuyên ngành đối với đề bài tiểu luận cho sinh viên và kết quả điểm do giảng viên giảng dạy chấm.

Hàng năm chuyên gia đánh giá do đối tác mời sang sẽ lấy mẫu đánh giá công tác tổ chức, đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ đào tạo, gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của sinh viên, cũng như kiểm tra đánh giá mẫu một số bài tiểu luận của sinh viên.... Sau mỗi lần đánh giá, chuyên gia sẽ có báo cáo bằng văn bản gửi cho trường.

Ngoài ra, giảng viên cũng được phát phiếu lấy ý kiến về chương trình học tìm ra những điểm còn tồn tại, cần cải tiến của chương trình. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc trong việc kiểm soát chất lượng đào tạo.

Ví dụ như đối tác ĐH Sunderland, một lần/học kỳ sẽ có chuyên gia từ Anh sang trường đánh giá chương trình đào tạo và gửi báo cáo với đầy đủ các hoạt động của chương trình như các nội dung trên.

Sau thời gian 6 năm, ĐH Sunderland tổ chức đánh giá tổng thể để xem xét và tái ký hợp đồng.

Đoàn đánh giá bao gồm cả thành viên đánh giá từ Cơ quan đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học của Anh QAA (Quality Assurance Agency for Higher Education).

- Bà theo bà, lợi thế cạnh tranh - cơ hội việc làm của sinh viên học ngành liên kết so với sinh viên các ngành thường như thế nào?

Đới với tôi, sinh viên học cả hai chương trình này đều có những lợi thế cạnh tranh tốt, nếu sinh viên nỗ lực học tập.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sinh viên học chương trình liên kết quốc tế phần lớn có khả năng ngoại ngữ tốt hơn, được trang bị kỹ năng tốt hơn, đặc biệt kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Bên cạnh đó, cá nhân tôi nhận thấy phương pháp đánh giá của một số chương trình liên kết đào tạo quốc tế đã quyết định sự thành công cho sinh viên khi tốt nghiệp.

Cụ thể, sinh viên chương trình liên kết đào tạo quốc tế của ĐH SPKT TP HCM ra trường là 100% có việc làm trong vòng 3 tháng sau tốt nghiệp.

Phần lớn làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, và một số em sau tốt nghiệp có thể đi làm việc ở các nước khác nhau: Mỹ, Anh, Úc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar…

- Sinh viên theo học chương trình này có được đảm bảo đầu ra hay tạo điều kiện tìm việc làm hay không?

Hằng năm trường liên hệ doanh nghiệp và tổ chức Hội chợ việc làm hay Ngày hội tuyển dụng với khoảng 60 - 80 doanh nghiệp/ lần.

Thông thường sinh viên chương trình liên kết đào tạo quốc tế ra trường rất dễ tìm việc làm, nên thường các em có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!

xu huong hoc lien ket dao tao quoc te co hoi vang cho sinh vien Trường Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM: Miễn học phí 14 chương trình đào tạo

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (SPKT) vừa chính thức công bố các đối tượng được xét truyển thẳng và một số điểm mới ...

xu huong hoc lien ket dao tao quoc te co hoi vang cho sinh vien Cách đăng ký nguyện vọng để chắc chắn đậu ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Nếu biết cách đăng ký nguyện vọng, sinh viên có thể chắc chắn đậu vào ngành yêu thích tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.