Xuất khẩu cá ngừ Thái Lan mở rộng thị phần nhờ Covid-19

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát tại các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản… đã làm gián đoạn hoạt động thương mại cá ngừ trên thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) tính đến hết tháng 7/2020, xuất khẩu cá ngừ của nước này sang các thị trường vẫn tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị.

Năm nay, do tác động của đại dịch khiến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ chế biến đóng hộp, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan, tăng mạnh. Chính vì thế, so với cùng kì năm 2019, xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp của Thái Lan tăng 12%, đạt gần 1,4 tỉ USD. 

Sự tăng trưởng trong xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp đã giúp bù đắp lại lượng sụt giảm trong xuất khẩu cá ngừ tươi, sống và đông lạnh của Thái Lan.

Trung Đông, Mỹ, Nhật Bản, Libya, Australia, Canada, Peru và EU là 8 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Thái Lan trong 7 tháng đầu năm nay. 

Tổng khối lượng xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan sang 8 thị trường này chiếm tới gần 81% tổng khối lượng xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan trong giai đoạn này. 

Như vậy, liên tiếp trong 2 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Thái Lan đang chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang khối thị trường Trung Đông, đưa thị trường này trở thành thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Thái Lan. 

Trong đó, Ai Cập, Arab Saudi và Israel là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Thái Lan trong khối thị trường này. 

So với năm 2019, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan sang Ai Cập và Israel đang có xu hướng tăng trưởng tốt, trong khi sang Arab Saudi Saudi giảm. 

Với sự chuyển hướng này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Thái Lan đang từng bước giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như Mỹ và EU.

Cùng với Trung Đông, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan sang Mỹ và Nhật Bản cũng đang có sự tăng trưởng tốt so với cùng

Năm nay, đại dịch Covid bùng phát tại Mỹ và Nhật Bản đã khiến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ chế biến đóng hộp tăng cao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Thái Lan mở rộng thị phần tại 2 thị trường này. 

Đặc biệt là tại thị trường Mỹ, tỉ trọng xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan sang thị trường này đã tăng từ 18% trong 7 tháng đầu năm 2019 lên 24% trong cùng năm 2020.

Còn tại thị trường EU, sau hơn 1 năm được gỡ thẻ vàng, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan sang EU đã có sự phục hồi tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp. 

Việc không có được FTA với EU và không được hưởng ưu đãi thuế quan từ GSP đang khiến cho các sản phẩm cá ngừ của Thái Lan trở nên yếu thế tại thị trường này.

Dự kiến, trước tình hình dịch bệnh tại các nước trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan, đặc biệt là các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp, sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm nay.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...