Xuất khẩu cá tra kì vọng cú hích từ EVFTA để giúp về đích 2,2 tỉ USD

Mặc dù EVFTA đã có hiệu lực từ đầu tháng 8 nhưng xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 913 tỉ USD, tức chưa được một nửa so với mục tiêu của cả năm là 2,2 tỉ USD.

8 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra chưa đạt được một nửa mục tiêu cả năm

Bức tranh xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn chưa hết ảm đạm khi kim ngạch trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 913 tỉ, tức chưa được một nửa so với mục tiêu của cả năm là 2,2 tỉ USD. 

Trong đó, xuất khẩu sang hàng loạt thị trường lớn đều ghi nhận mức sụt giảm hai con số. 

Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn nhất này đạt 295,8 triệu USD, giảm 24% so với cùng kì năm ngoái. 

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc - Hồng Kông đạt 295,8 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. 

“Dù tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông giảm nhưng số lượng doanh nghiệp đang tham gia xuất vào thị trường này vẫn tương đối đông”, VASEP nhận định. 

Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông vẫn lớn gần bằng tổng giá trị xuất khẩu sang ba thị trường lớn khác là Mỹ, ASEAN và EU, chiếm tới 32,4% tổng xuất khẩu sang gần 130 thị trường. 

Tương tự, ở thị trường Mỹ, con cá tra dường như vẫn chưa thể tìm được lối thoát trong vòng xoáy sụt giảm về nhu cầu ngay cả khi thuế chống bán phá giá cá tra đã được hạ xuống. 

Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khiến các nhà hàng buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này chỉ thu về hơn 150 triệu USD giảm 17,8% so với cùng kì năm trước.  

Tại thị trường ASEAN, 8 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang ASEAN đạt hơn 91 triệu USD, giảm 30% so với cùng kì năm 2019. 

Mới đây, CTCP Vĩnh Hoàn cho biết doanh thu trong tháng 8 giảm 5% so với cùng kì năm ngoái xuống 617 tỉ đồng nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu từ cá tra giảm 9%. 

Công ty cho hay doanh thu từ thị trường Trung Quốc 26% so với cùng kì. Các thị trường khác ghi nhận tỉ lệ giảm doanh thu 13%.

Xuất khẩu khó khăn kéo theo giá bán cá nguyên liệu của nông dân giảm xuống chỉ còn khoảng 17.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất khoảng 21.000 đồng/kg.

Trao đổi với người viết ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết tình hình tiêu thụ cá chậm, người dân buộc phải nuôi cầm chừng bằng việc cho ăn ngắt quãng nhằm kéo dài thời gian thu hoạch và giảm chi phí. 

Trong năm 2020, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 2,2 tỉ USD. Tuy nhiên, theo ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam mục tiêu này khó lòng đạt được khi 4 tháng đầu năm kim ngạch mới chỉ đạt 420 triệu USD. 

Ngành cá tra đang chịu thiệt hại kép từ tình trạng dư cung kéo dài từ năm 2019 và dịch COVID-19 trong năm 2020.

Ông Quốc khẳng định nếu không nhanh chóng có giải pháp hợp lí, hiệu quả thì mục tiêu xuất khẩu cá tra khoảng 2,2 tỉ USD của năm 2020 sẽ khó đạt.

Tình hình hiện nay mới chỉ có Trung Quốc bắt đầu mua hàng trở lại. Trong khi đó, ở các thị trường khác vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc do dịch COVID-19.

Cú hích EVFTA có đủ lớn để giúp xuất khẩu cá tra sang EU tăng trở lại?

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong những tháng tới sẽ hồi phục dần vì thị trường EU đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại từ tháng 5/2020, nhu cầu sẽ tăng dần trong những tháng tới. 

Ngày 1/8, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) chính thức có hiệu lực.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã hi vọng rằn, sẽ có một bước nhảy nào đó trong hoạt động xuất khẩu sang khối thị trường truyền thống rộng lớn này khi cả hai nhóm sản phẩm : cá tra nguyên con đông lạnh (HS 030324) và cá tra tươi, ướp lạnh (HS 030272) đều được giảm từ mức thuế cơ bản 8% xuống 0%. 

Có thể nói, điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam tại EU so với các sản phẩm cá thịt trắng khác khi các sản phẩm cá thịt trắng bản địa vốn không phải chịu thuế nhập khẩu.

Đó là những mong đợi trước mắt sau khi hoạt động giao thương, kinh doanh thủy sản của các nước EU ổn định trở lại. 

Còn tại thời điểm này, xuất cá tra Việt Nam sang EU vẫn đang giảm, nhất là sau khi Anh tách khỏi khối thị trường này. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 8, xuất khẩu cá tra sang EU đạt 85,5 triệu USD, giảm 34% so với cùng kì năm trước.

Cú hích từ EVFTA có đủ mạnh để giúp xuất khẩu cá tra về đích 2,2 tỉ USD? - Ảnh 1.

Nguồn: Undercurrent News

Trước đó, Anh vốn là một trong những thị trường xuất cá tra tiềm năng của Việt Nam tại châu Âu. Trong khi đó, Anh là thị trường nổi bật nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra của năm 2020. 

Trong khi tác động bởi dịch bệnh khiến giá trị xuất khẩu của nhiều thị trường giảm thì sang Anh vẫn tăng trưởng khả quan. 

Hơn thế, giá xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm nay tốt hơn nhiều so với nhiều thị trường xuất khẩu lớn khác, trong đó, cao nhất trong tháng 5/2020, giá cá tra phile đông lạnh xuất khẩu trung bình đạt từ 3,6 – 3,65 USD/kg. 

Tính đến hết tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 46,75 triệu USD, tăng 23,8%. Trong đó, riêng tháng 8, giá trị xuất khẩu tăng 56,3% so với cùng kỳ năm trước.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.