Xuất khẩu (Export) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Xuất khẩu (tiếng Anh: Export) được coi là phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp.
ia1o146uks

Hình minh họa. Nguồn: study.com

Xuất khẩu

Khái niệm

Xuất khẩu - danh từ, trong tiếng Anh sử dụng cụm từ Export.

Theo Điều 28 của Luật Thương mại Việt Nam qui định rõ:" Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật."

Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong kinh doanh hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Những hình thức này sẽ được các công ty sử dụng làm công cụ để thâm nhập thị trường quốc tế.

Các hình thức xuất khẩu

- Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp có hai hình thức chủ yếu sau:

Trực tiếp xuất khẩu

Công ty tham gia xuất khẩu có thể thành lập bộ phận thực hiện các nhiệm vụ xuất khẩu. Khi khối lượng giao dịch và công việc xuất khẩu lớn lên thì thành lập các phòng xuất nhập khẩu đảm bảo cho việc xuất khẩu trực tiếp của công ty sang thị trường quốc tế.

Đại diện bán hàng

Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán hàng. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài.

- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức bán hàng và dịch cụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là: đại lí, công ty quản lí xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đại lí (Agent): là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài.

Công ty quản lí xuất khẩu (Export management company): là các công ty nhận ủy thác và quản lí công tác xuất khẩu hàng hóa. Các công ty này có kinh nghiệm trong công tác làm thủ tục xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ này cho doanh nghiệp.

Công ty chuyên doanh xuất khẩu (Export trading company): là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu trong nước để đưa các hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ.

Đại lí giao nhận vận tải: là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải quan, áp biểu thuế quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm.

Ưu điểm và nhược điểm của xuất khẩu

Ưu điểm

Thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các công ty tăng được doanh số bán hàng, tiếp thu được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, tận dụng được những năng lực dư thừa và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Đặc biệt, hình thức thâm nhập này ít bị rủi ro, không tốn nhiều chi phí nên dễ áp dụng trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trường quốc tế.

Nhược điểm

Thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất khẩu cũng gây cho các công ty những khó khăn trong việc tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng nên không có các biện pháp mạnh để cạnh tranh. Mặt khác, các công ty cũng không am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường nơi công ty thâm nhập nên cũng dễ bị mất thị trường.

(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.