Yếu tố để bệnh nhân chạy thận nhân tạo sống thêm 20 - 30 năm

Một trong những yếu tố quan trọng để bệnh nhân thận mạn tính có thể kéo dài tuổi thọ đó là sự hợp tác giữa thầy thuốc - bệnh nhân và lọc máu cần đạt chuẩn mực tối thiểu.
yeu to de benh nhan chay than nhan tao song them 20 30 nam Xóm chạy thận Lê Thanh Nghị: Nơi mong Tết... qua nhanh
yeu to de benh nhan chay than nhan tao song them 20 30 nam 4 bệnh nhân được cứu nhờ ghép tạng từ thanh niên chết não đang phục hồi rất tốt
yeu to de benh nhan chay than nhan tao song them 20 30 nam
Đa số bệnh nhân thận ở giai đoạn cuối trên thế giới chỉ sống được nếu được lọc máu. Ảnh Mai Phương

PGS.TS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội Lọc máu TP HCM thông tin, bệnh thận mạn tính (BTMT) là bệnh không lây và thường gặp. Hiện nay tỉ lệ mới mắc bệnh thận đang ngày càng tăng cao, cứ mỗi 10 người sẽ có một người bị. Mức độ bệnh của từng người có thể khác nhau nhưng quan trọng đây là bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh cần được chăm sóc suốt đời.

Mối nguy hiểm của bệnh BTMT không chỉ đối với sức khỏe cộng đồng mà còn tiêu tốn cả nguồn ngân sách khổng lồ. Tại Mỹ, theo thống kê năm 2014, chi phí cho chăm sóc BTMT chiếm đền gần 20% kinh phí chăm sóc y tế MEDICARE.

Chi phí hàng năm cho một bệnh nhân BTMT là 20 nghìn đô la so với chỉ 7 nghìn đô la trong đái tháo đường, suy tim, bệnh nhân chạy thận nhân tạo tiêu tốn đến 88.000 đô la/ năm, chưa kể còn gây thiệt hại đến GDP do ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân. Do đó, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh thận có yếu tố rất quan trọng.

Hội Thận học quốc tế và Liên đoàn các Tổ chức Thận học Thế giới đã cảnh báo, có 10% dân số thế giới bị BTMT. Riêng năm 2010, trên toàn thế giới có 2.600.000 người bị BTMT giai đoạn cuối được lọc máu, con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên đến 5.400.000 vào năm 2030.

Ngoài ra, có 600 triệu người trên thế giới đang bị béo phì, trong đó đến 220 triệu trẻ em tuổi học đường bị béo phì. Nguy hiểm, 83% người béo phì có nguy cơ bị BTMT.

Theo PGS Bùi, béo phì đã được xác định là nguy cơ dẫn đến các bệnh chính gây BTMT giai đoạn cuối và biến chứng BTMT như đái tháo đường, tăng huyết áp và sỏi thận

“Cần có các chiến lược giúp giảm cân và phòng ngừa sự phát triển các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh thận” - PGS Bùi nói.

Vị PGS thông tin thêm do nguồn thận để ghép còn rất thấp nên đa số bệnh nhân thận ở giai đoạn cuối trên thế giới chỉ sống được nếu được lọc máu. Trong đó chạy thận nhân tạo được ứng dụng phổ biến nhất với hơn 90% bệnh nhân, còn thẩm phân phúc mạc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ 10-15%.

Tiêu chí hàng đầu trong lọc máu là phải đạt chuẩn mực giúp cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được tối ưu để họ có thể sống vài ba chục năm. Hơn 90% bệnh nhân lọc máu tại Nhật sống trên 25 năm, tái hòa nhập vào sinh hoạt xã hội, gia đình và làm việc… Để làm được điều này đòi hỏi sự tổng hợp nhiều yếu tố như sự hợp tác giữa thầy thuốc - bệnh nhân và lọc máu cần đạt chuẩn mực tối thiểu gồm:

- Màng lọc High Flux thay vì Low Flux đang sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay, chỉ sử dụng màng lọc một lần thay vì sử dụng lại nhiều lần.

- Nước xử lý dùng trong chạy thận nhân tạo cần đạt đến độ siêu tinh khiết, không chỉ không có vi khuẩn mà còn không có cả nội độc tố do các vi khuẩn tạo ra.

- Dinh dưỡng đúng cách, phù hợp với bệnh lý, điều trị.

- Các thuốc hỗ trợ đầy đủ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.