10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Nhiễm HIV cơ thể con người bị tàn phá đến chết

Sau khi phơi nhiễm HIV và bị virus HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu, cơ thể lúc này không còn đủ khả năng chống lại bệnh tật, virus HIV sẽ dần dần tàn phá con người đến chết.

HIV/AIDS nguy hiểm thế nào?

HIV là chữ viết tắt của loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là chữ viết tắt của "Hội chứng suy giảm miễn dịch" mắc phải ở người.

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu nên cơ thể lúc này không còn đủ khả năng chống lại bệnh tật, virus HIV sẽ dần tàn phá cơ thể người đến chết.

HIV tàn phá cơ thể người tới mức nào?

Khi virus HIV vào trong cơ thể, chúng sẽ tự sản sinh ra hàng nghìn virus khác để tăng khả năng tiêu diệt các tế bào CD4+, khiến cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ mình chống lại nhiễm trùng. CD4+ là những tế bào máu trắng, là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp duy trì khả năng chống lại virus và vi trùng xâm nhập vào cơ thể.

Trong vài tháng đầu nhiễm bệnh, số lượng tế bào CD4+ chỉ giảm nhẹ, nên người bệnh gặp các triệu chứng như cúm, sốt, nhức đầu, đau bụng, đau nhức cơ bắp, tiêu chảy, phát ban, nổi hạch...

10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Nhiễm HIV cơ thể con người bị tàn phá đến chết - Ảnh 1.

Virus HIV làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch của cơ thể. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong khoảng vài năm sau đó, các tế bào CD4+ giảm mạnh, cơ thể bắt đầu có các triệu chứng như: Giảm cân, khó thở, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi nhiều, ho và sốt…

Ở giai đoạn cuối khi HIV chuyển sang AIDS, hệ thống miễn dịch tổn hại nghiêm trọng. Khi số lượng CD4+ giảm đáng kể chỉ còn khoảng 200 tế bào/mm khối máu. Người bệnh dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, ung thư, viêm phổi... không thể chữa trị sẽ thiệt mạng.

>> Xem thêm: 10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Phơi nhiễm HIV là gì?

Dấu hiệu tố cáo bạn nhiễm HIV

Lở, loét da

Một trong những dấu hiệu có thể thấy rõ ràng bắt mắt thường khi nhiễm HIV đó là trên da. Do phản ứng miễn dịch suy yếu nên người bệnh thường xuất hiện các vết loét quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục.

Ở một số trường hợp, người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh, gây phát ban, có mụn nước trên da rất đau đớn. Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải bệnh sẩn cục, gây ra những cục u vảy trên da, gây ngứa trầm trọng.

10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Nhiễm HIV cơ thể con người bị tàn phá đến chết - Ảnh 2.

Virus HIV làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch của cơ thể. (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Người nhiễm HIV có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella và xuất hiện thêm biến chứng nghiêm trọng như: Đau bụng, tiêu chảy, đau bụng, nôn… Đặc biệt, giảm cân nhanh chóng là một trong những phản ứng thường gặp ở người nhiễm HIV.

Hệ tim mạch và hệ hô hấp bị ảnh hưởng

Theo các chuyên gia, virus HIV là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cúm, cảm lạnh và viêm phổi, bệnh lao, ung thư phổi. HIV cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp động mạch phổi (PAH) và gây áp lực trên tim.

Hệ thần kinh bị tàn phá

Mặc dù HIV không lây nhiễm trực tiếp tới các tế bào thần kinh, nhưng nó ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ xung quanh dây thần kinh trong não và khắp cơ thể. Virus HIV có thể làm hỏng dây thần kinh, ảnh hưởng đến các sợi thần kinh ngoại biên, gây đau, yếu và đi lại khó khăn. Người bệnh cũng có thể bị giảm dần trí nhớ, nhận thức, luôn cảm lo âu và trầm cảm.

Con đường phơi nhiễm HIV

Con đường truyền máu: Đó là khi bạn bị truyền máu có nhiễm HIV, khả năng bị nhiễm HIV ở trường hợp này rất cao.

Bị dụng cụ chứa virus HIV xuyên chích qua da: Nếu bạn giẫm vào bơm kim tiêm, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Bác sĩ Cấp cho hay, theo thống kê của Mỹ tỉ lệ lây nhiễm qua con đường này là 63/10.000.

10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Nhiễm HIV cơ thể con người bị tàn phá đến chết - Ảnh 3.

Dùng chung bơm kim tiêm là một trong những con đường lây nhiễm HIV. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm, người có nguy cơ cần bình tĩnh nặn máu, rửa vết thương bằng xà phòng, bôi cồn sát trùng... Sau đó, đến ngay cơ sở y tế để uống thuốc dự phòng và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Nhiễm HIV qua đường tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với những người không rõ ràng, không chắc chắn có bị HIV hay không, hoặc bị hiếp dâm mà không có phương tiện bảo vệ là bao cao su... thì cũng nên đến khám ngoại trú để được cấp thuốc dự phòng HIV.

Nhiễm HIV do nghề nghiệp: Đây là trường hợp thường xảy ra với các nhân viên y tế chữa bệnh cho người nhiễm HIV vô tình bị máu bắt vào mặt, người. Hoặc công an bị đâm bởi kim tiêm dính máu hoặc vết thương hở của đối tượng, tội phạm nhiễm HIV chảy máu.

Những trường hợp này việc đầu tiên phải làm là rửa sạch máu sau đó đến cơ sở y tế uống thuốc dự phòng và tiến hành xét nghiệm sớm nhất có thể.

chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.