10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Phơi nhiễm HIV là gì?

Khi bị phơi nhiễm HIV nếu xử lí kịp thời, đúng cách bạn sẽ tránh được nguy cơ nhiễm HIV.

Tối 7/4, TS.BS Lê Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết bệnh viện này vừa điều trị phơi nhiễm HIV cho 10 người dân bị gã đàn ông lạ mặt tấn công.

Người này khoảng 40-50 tuổi, có lúc đi xe Wave không đội nón bảo hiểm. Ông ta dùng vật sắt nhọn đâm vào người dân lúc trưa và tối. Đặc biệt ngày 30/3 đã xảy ra 6 vụ liên tiếp.

Phơi nhiễm HIV là gì?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, phơi nhiễm với HIV được xác định là khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Hiện nay Bộ Y tế chia ra 2 loại phơi nhiễm HIV: Một là phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp tức là phơi nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp mà cụ thể như cán bộ y tế bị kim tiêm hay kim khâu có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào hay công an trấn áp tội phạm...

10 người phơi nhiễm HIV ở Sài Gòn: Phơi nhiễm HIV là gì? - Ảnh 1.

Hiện nay Bộ Y tế chia ra 2 loại phơi nhiễm HIV. (Ảnh minh họa: Nguồn VTC News)

Hai là phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp: Tức là bị phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp như quan hệ tình dục do không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm; sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý…

Về bản chất, cả hai loại đều là có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, ông Hoàng Đình Cảnh cho rằng sở dĩ phải phân chia ra 2 loại là để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách xã hội.

Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

>> Xem thêm: 10 người ở quận 5 bị kẻ lạ đâm phải điều trị phơi nhiễm HIV

>> Xem thêm: Thấy gì qua những trường hợp bệnh nhân HIV từng được chữa khỏi?

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn các bước cần làm khi một người bị phơi nhiễm HIV như sau:

Bước 1: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch sau đó sát trùng bằng Javel, cồn 70 độ trong 5 phút.

Nếu bị bắn vào mắt mũi thì rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.

Nếu bị bắn vào miệng thì súc bằng dung dịch Nacl 0,9% nhiều lần.

Bước 2: Đi khám ngay.

Bước 3: Uống thuốc kháng virus HIV càng sớm càng tốt, từ 2-6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm.

Bước 4: Xét nghiệm.

Bước 5: Uống thuốc có tác dụng phụ (sốt phát ban, buồn nôn…) cũng không được ngưng thuốc.

Bước 6: Ngừa lây nhiễm. Dù xét nghiệm cho kết quả âm tính vẫn cần phải dự phòng lây nhiễm bằng cách quan hệ tình dục an toàn, tiêm chích an toàn...

Bước 7: Xét nghiệm lại, nếu kết quả là âm tính với HIV thì vẫn phải kiểm tra lại sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.