10 'thủ phạm' hàng đầu khiến thế giới ô nhiễm

Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu với mức độ khí thải CO2 cao đáng báo động.
10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem Cuộc sống ở nơi ô nhiễm nhất thế giới
10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem Ngôi làng Trung Quốc 'phất' lên nhờ ... ô nhiễm không khí
10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Có diện tích lớn thứ hai trên thế giới song Canada lại sở hữu dân số chưa đầy 36 triệu người. Đất nước lá phong đỏ nổi tiếng với các khu rừng nguyên sinh, những rặng núi hoang sơ và hồ nước trong vắt. Tuy nhiên, bất chấp các hình ảnh đó, Canada vẫn nằm trong top 10 quốc gia xả thải nhiều nhất thế giới với 557 triệu tấn CO2, theo thống kê năm 2015. Chính phủ Canada đang từng bước đưa quốc gia này thoát khỏi bảng xếp hạng với kế hoạch đánh thuế trên khí thải carbon, hướng tới nền kinh tế xanh trong tương lai.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Thống kê của Global Carbon Atlas cho thấy các hoạt động tại Hàn Quốc đẩy vào không khí 592 triệu tấn CO2, chủ yếu xuất phát từ 50 nhà máy nhiệt điện chạy than. Nguyên nhân xuất phát từ khoảng 50 nhà máy nhiệt điện chạy than cung cấp năng lượng cho cả nước, cùng số lượng xe hơi khổng lồ tại thủ đô Seoul, nơi dân số không ngừng gia tăng. Trong khi Los Angeles (Mỹ) ghi nhận 7 ngày chất lượng không khí gây nguy hại sức khoẻ, con số này tại Seoul là 53 ngày. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc chưa đưa ra biện pháp chống ô nhiễm thực sự nào. Theo TopTenZ, Hàn Quốc nằm trong số các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương tiếp tục gia tăng lượng khí thải carbon trong tương lai.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thủ đô Riyadh của Saudi Arabia là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Bên cạnh nguyên nhân nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người như bão cát sa mạc, ô nhiễm còn xuất phát từ chất thải công nghiệp và lượng nhiên liệu khổng lồ được tiêu thụ tại thủ phủ dầu mỏ với 31 triệu dân. Tương tự Hàn Quốc, bảo vệ môi trường không được ưu tiên tại Saudi Arabia. Mục tiêu sử dụng 50% năng lượng sạch của Arabia mới đây bị cắt giảm chỉ còn 10%. Saudi Arabia hiện xếp thứ 8 trong bảng thủ phạm gây ô nhiễm thế giới với 601 triệu tấn CO2 thải vào môi trường.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Cách không xa Saudi Arabia, Iran cũng thuộc top các quốc gia siêu ô nhiễm với lượng khí thải CO2 đạt 648 triệu tấn. Thành phố Ahvaz là một trong những địa điểm có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới. Nồng độ PM10, loại bụi siêu nhỏ có thể đi sâu và làm tổn thương hệ hô hấp, đo được tại Ahvaz là 372 microgram PM10/m3, trong khi khuyến nghị của WHO chỉ ở mức 20 microgram/m3. Tại nhiều thành phố khác như Tehran hay Qom, màn khói bụi dày đặc ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống người dân Iran. Tháng 11/2016, tất cả trường học tại thủ đô Tehran phải đóng cửa vì những đám mây khí thải độc hại bao trùm thành phố. Sự việc khiến 400 người thiệt mạng chỉ trong 23 ngày. Bên cạnh các nhà máy hoá dầu, các phương tiện hao xăng cùng nhiên liệu kém chất lượng được sử dụng rộng rãi tại Iran.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Giữ vai trò đầu tàu kinh tế EU, Đức được cho là sở hữu nền kinh tế sạch và chất lượng. Tuy nhiên, Đức thực chất xếp vị thứ 6 bảng xếp hạng ô nhiễm khi lượng khí thải CO2 lên tới 798 triệu tấn mỗi năm. Thành phố Stuttgart được mệnh danh là Bắc Kinh của Đức với 64 ngày tỷ lệ bụi nguy hại PM10 trong không khí vượt ngưỡng an toàn trong năm 2014, hơn cả Seoul và Los Angeles cộng lại. 28 khu vực khác của Đức gồm cả thủ đô Berlin, Hamburg và Munich cũng có chất lượng không khí ở mức nguy hiểm. Chỉ tính riêng năm 2013, lượng nitrogen dioxide tại quốc gia này ước tính là nguyên nhân khiến 10.600 người thiệt mạng. Tình hình tiếp tục diễn tiến xấu khi mới đây EU cảnh báo sẽ phạt Đức một khoản nặng nếu không cải thiện chất lượng không khí.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Thải ra môi trường hơn 1.200 triệu tấn CO2 mỗi năm, Nhật Bản là nước ô nhiễm thứ hai tại châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã được cải thiện so với nhiều thập kỷ trước. Trong những năm 1960, Nhật Bản mang đầy đủ đặc điểm của Trung Quốc ngày nay với ngành công nghiệp năng lượng đầy khói bụi, nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng do không khí kém chất lượng. Sau nỗ lực cắt giảm khí thải những năm 1970, Nhật bắt đầu cải thiện dần chất lượng không khí. Tuy nhiên, sau thảm hoạ kép năm 2011 khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima đóng cửa, Nhật Bản tiếp tục ghi tên vào top quốc gia ô nhiễm do lệ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện chạy than.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Liên bang Nga là thủ phạm gây ô nhiễm xếp vị thứ 4 với lượng CO2 hơn 1.600 triệu tấn. Mức độ ô nhiễm tồi tệ tại Nga có thể được minh hoạ bằng hình ảnh nước sông chuyển màu cam, các hồ nước hoá đỏ, đống xỉ than chạy dài gần 2 km tại Karabash, thị trấn nhỏ cách Kazakhstan hơn 160 km về phía bắc. Người tới đây thường gặp hiện tượng cay mắt và rát họng vì ô nhiễm, trong khi trẻ em mắc hàng loạt hội chứng bẩm sinh. Năm 1996, chính phủ Nga tuyên bố Karabash là vùng thảm hoạ. Hiện dân số thị trấn chỉ khoảng 13.000 người. Chất lượng không khí tại các vùng khác của Nga cũng không khá hơn. Thủ đô Moscow thường ghi nhận ô nhiễm ở mức đặc biệt nguy hiểm. Năm 2010 thành phố chứng kiến làn bụi dày đặc tương tự như Bắc Kinh. Dù Điện Kremlin vừa thông qua kế hoạch giảm khí thải carbon, một số nhà phân tích cho rằng thực chất kế hoạch sẽ làm tăng lượng khí thải trong dài hạn.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Nằm trong top 3, sản lượng CO2 của Ấn Độ đạt hơn 2.200 triệu tấn, bằng Nga và Iran cộng lại. Ấn Độ cũng là quê hương của 5 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ước tính mỗi năm 1,2 triệu người Ấn Độ tử vong vì các vấn đề liên quan tới ô nhiễm. Ấn Độ đã ký cảm kết giảm khí thải và tiến tới dùng năng lượng sạch, song các nhà kinh tế hoài nghi khả năng điều này trở thành hiện thực. Nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển bùng nổ đi đôi với dân số tăng nhanh, hàng triệu người Ấn vẫn mắc kẹt trong đói nghèo và tình trạng thiếu năng lượng khiến quốc gia này phải dựa vào than, nguồn năng lượng giá rẻ và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Với hơn 5.000 triệu tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm, hơn nửa dân số Mỹ đối diện nguy cơ hít thở không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Ước tính 166 triệu người Mỹ có nguy cơ mắc asthma, ung thư, bệnh tim và các vấn đề sinh sản.

10 thu pham hang dau khien the gioi o nhiem

Thống trị bảng xếp hạng ô nhiễm là Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, với hơn 10.000 triệu tấn CO2 mỗi năm. Trung Quốc thường xuyên đối mặt với các làn khói bụi dày đặc bao phổ các thành phố , điển hình là Bắc Kinh, khiến chất lượng không khí vượt báo động. Nhiều nghiên cứu cho thấy hít thở không khí tại đây nguy hại tương tự hút thuốc. Dù đã tham gia Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, khủng hoảng ô nhiễm tại Trung Quốc dường như ngày càng tồi tệ hơn.

chọn
KDI Holdings và GS Holding bắt tay làm khu công nghiệp 313 ha ở Tây Nguyên
KCN Phú Xuân (829 tỷ đồng) do DPV Đắk Lắk làm chủ đầu tư dự kiến sẽ triển khai xây dựng từ quý I/2026. Đây là dự án có sự hiện diện của ông Kiều Hữu Hoàn - Chủ tịch GS Holding và ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch KDI Holdings.