Sẽ GPMB gần 358 ha cho hai dự án đường sắt đi qua TP Hà Nội

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam qua địa bàn TP Hà Nội có diện tích GPMB khoảng 358 ha.

Hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: VOV).

Theo Cổng TTĐT Chính phủ trang TP Hà Nội, vừa qua, lãnh đạo thành phố vừa qua đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn TP Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án.

Tại cuộc họp, đại diện Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo GPMB đã thông tin khái quát về hai dự án. Cụ thể, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết ngày 19/2/2025.

Ban quản lý dự án đường sắt - Bộ Xây dựng đã có văn bản ngày 10/6/2025 cung cấp hồ sơ sơ bộ phạm vi GPMB Dự án. Cụ thể, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận TP Hà Nội có chiều dài khoảng 37,5 km, đi qua địa bàn các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm (trước đây).

Dự kiến khối lượng GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội là khoảng 245,2 ha. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, Dự án đi qua các địa bàn các xã Tiến Thắng, Quang Minh, Phúc Thịnh, Thư Lâm, Phù Đổng, Thuận An.

Về việc triển khai công tác GPMB, thu hồi đất, qua rà soát, tổng hợp cho thấy huyện Mê Linh (nay là các xã Tiến Thắng, Quang Minh) có diện tích đất cần thu hồi khoảng 9,4 ha.

Vị trí tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn đi qua địa phận huyện Mê Linh cơ bản chạy qua phần diện tích đất nông nghiệp, không phải thực hiện công tác tái định cư. Dự kiến tổng chi phí GPMB khoảng 92,1 tỷ đồng.

Huyện Đông Anh (nay là các xã Phúc Thịnh, Thư Lâm) có diện tích đất cần thu hồi khoảng 72 ha; dự kiến tổng chi phí GPMB khoảng 2.183 tỷ đồng.

Huyện Gia Lâm (nay là các xã Phù Đổng, Thuận An) có tổng diện tích thu hồi đất (2 giai đoạn) bao gồm cả phạm vi bảo vệ 2 bên đường sắt, nhà ga khoảng 198 ha (xã Phù Đổng - sau sắp xếp, khoảng 171,5 ha; xã Thuận An - sau sắp xếp, khoảng 25,6 ha).

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết ngày 30/11/2024. Chiều dài tuyến đi qua trên địa bàn TP Hà Nội khoảng 28 km.

Tổng diện tích đất dự kiến thu hồi, GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 112,7 ha, nằm trên địa bàn các xã Ngọc Hồi, Thường Tín, Thượng Phúc, Phượng Dực, Chuyên Mỹ và Đại Xuyên (các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên trước đây).

Ngày 13/3/2025, Văn phòng UBND Thành phố có Văn bản đề nghị UBND các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Phú xuyên rà soát, tổng hợp nhu cầu tái định cư và đề xuất địa điểm tái định cư.

Cụ thể, huyện Thường Tín (nay là các xã Thường Tín, Thượng Phúc) có tổng diện tích thu hồi (không bao gồm phạm vi bảo vệ 2 bên đường sắt) là khoảng 44,955 m2. Số hộ bị ảnh hưởng khoảng 411 hộ gia đình. Nhu cầu diện tích đất xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn là khoảng 16 ha.

Huyện Thanh Trì (nay là xã Ngọc Hồi) có tổng diện tích đất thu hồi khoảng 5,57 ha, trong đó đất ở khoảng 0,7632ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp khác.

Nhu cầu tái định cư khi thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam khoảng 320 trường hợp tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì (trước đây). Tổng diện tích bố trí tái định cư dự kiến khoảng 2,56 ha.

Huyện Phú Xuyên (nay là các xã Phượng Dực, Chuyên Mỹ) có tổng diện tích thu hồi khoảng 62,2 ha, trong đó đất ở khoảng 3,33 ha (số liệu sơ bộ dựa trên phạm vi, hướng tuyến Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Xây dựng cung cấp; UBND huyện Phú Xuyên trước đây chưa có Văn bản báo cáo).

chọn
KDI Holdings và GS Holding bắt tay làm khu công nghiệp 313 ha ở Tây Nguyên
KCN Phú Xuân (829 tỷ đồng) do DPV Đắk Lắk làm chủ đầu tư dự kiến sẽ triển khai xây dựng từ quý I/2026. Đây là dự án có sự hiện diện của ông Kiều Hữu Hoàn - Chủ tịch GS Holding và ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch KDI Holdings.