Đây là điều kiêng kị mùng 1 Tết để tránh mất “lộc”.
Tục này xuất phát từ câu chuyện cổ, một lái buôn được Thủy thần tặng cho một nàng hầu. Từ khi có nàng hầu này, gia đình lái buôn trở nên sung túc và giàu có.
Sau một lần mắc lỗi và bị chủ nhà đánh đập, nàng hầu đã biến vào bãi rác. Sau đó chủ nhà không biết liền đem rác đi đổ, ngay sau đó ông này lại trở về thời kì nghèo khó.
Quét nhà là điều đại kị trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. |
Do đó, người xưa cho rằng quét nhà là việc đại kị trong ngày Tết, đặc biệt vào ngày mồng 1. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, gia đình sẽ bị xui xẻo
Dân gian xưa rất kiêng việc cho nước và cho lửa vào những ngày đầu năm. Ngược lại, tục mua diêm, mua lửa trong những ngày này lại được rất nhiều người ưa chuộng.
Nguyên nhân là lửa có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Vì vậy nếu cho lửa thì chẳng khác nào đem hết lộc và may mắn của mình cho người khác, cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai vạ.
Kiêng cho lửa ngày mùng 1 Tết bởi gia chủ sẽ bị hao tài lộc, may mắn trong cả năm. |
Ngoài ra, cũng kiêng cho nước vào mùng 1 Tết vì nước được ví như nguồn tài lộc, nguồn công năng cho gia đình. Nếu cho nước thì sẽ bị mất “lộc”.
Người ta cũng kiêng việc đánh thức người khác vào ngày mùng 1 Tết, dù là người trong gia đình để tránh cho người nằm ngủ sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm, cả năm ngủ cũng không được tròn giấc.
Bởi vậy, nếu như trong ngày mùng 1 đi chúc Tết và bạn gặp trường hợp muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy.
Ngoài những món nên ăn vào ngày Tết như: bánh chưng, thịt đông… để mang lai may mắn thì ở nhiều nơi, người dân quan niệm có những đồ ăn tuyệt đối không nên ăn vào mùng 1 Tết và trong suốt cả dịp Tết Nguyên đán để tránh xui xẻo.
Ngày mùng 1 Tết, bạn nên kiêng ăn thịt chó, mực, vịt, cá mè…
Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép, loài cá vượt vũ môn hóa rồng.
Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta luôn chừa lại phần đuôi, nhằm ý muốn luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới
Nhiều người kiêng giặt giũ vào mồng 1 Tết bởi vì nó ứng với ngày thủy bá, vị thần của sự sinh sôi, thịnh vượng, việc xả đi nhiều nước sẽ làm tổn phúc lộc
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Ngoài ra, tín ngưỡng dân gian cho rằng, sớm mùng 1 Tết, Ngọc Hoàng cùng chư vị thần tiên sẽ xuống thăm từng nhà và nếu đóng kín cổng, các vị coi như sự bất kính mà giận dỗi bỏ đi và cả năm. Thậm chí nhiều năm sau gia đình sẽ không được hưởng phúc, sẽ bị đói nghèo, tù túng.
Vì vậy, việc mở cửa trong ngày đầu năm chính là mở của để đón lộc và may mắn cho gia đình, bạn nên kiêng đóng cửa trong ngày mùng 1 Tết.
Bạn không nên nói ra nhừng từ, câu chứa đựng sự xui xẻo, không may mắn như: “Chết mất”, “Tiêu rồi”, “Hỏng rồi”… Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình.
Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc. Do vậy, bạn không nên ngồi hoặc đứng ở cửa chính của gia đình mình hoặc người khác trong ngày mùng 1 Tết.
Những ngày đầu năm, dân gian đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.
Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
Nhiều người quan niệm, vỡ đồ đạc trong ngày mùng 1 Tết sẽ gặp vận xui cả năm. |
Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ và cả năm sẽ gặp toàn điều xui xẻo.
Theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay móng tay, móng chân vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong những ngày đầu năm mới.
Kiêng sử dụng kim chỉ: Việc may vá trong năm mới được cho là khiến gia chủ phải vất vả, khổ sở, cả năm phải chịu cảnh thiếu trước hụt sau, “giật gấu vá vai”. Nhiều người còn có quan niệm rằng, nếu phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết, sau này sinh con thì mắt sẽ dẹt như cây kim.
Vì vậy đây cũng là một trong những điều kiêng kị ngày mùng 1 Tết Nguyên đán mà bạn nên chú ý.
Những việc nên làm vào dịp Tết Nguyên đán để được may mắn quanh năm
Tết Nguyên đán 2019 là dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để cùng đón năm mới Kỷ Hợi. Theo quan ... |
Ngày cuối năm, nên làm gì để cả năm sau được may mắn?
Ngày cuối cùng của năm cũ, dù bạn có bận rộn đến đâu thì cũng nên làm hết những việc dưới đây để năm mới ... |
Đêm ‘không ngủ’ ở chợ hoa lớn nhất Hà Nội ngày sát Tết Nguyên đán 2019
Chợ hoa Quảng An (Tây Hồ) là chợ đầu mối hoa lớn nhất ở Hà Nội. Hàng chục nghìn người thâu đêm đổ về chợ ... |
Giáp Tết Nguyên đán, tiểu thương chợ lá dong Hà Nội 'không kịp trở tay'
Chợ lá dong trên đường Trần Quý Cáp, ngay cạnh cổng ga Hà Nội mỗi ngày giáp Tết Nguyên đán cung cấp khoảng 50 vạn ... |
Dự báo thời tiết trên các tỉnh thành cả nước dịp Tết Nguyên đán 2019
Xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang nhận được sự quan tâm của nhiều người dân khi chỉ còn hơn một ... |