13 km đường song hành vành đai 4 đoạn phía bắc sông Hồng dự kiến hoàn thành vào cuối năm

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội dự kiến đoạn đường song hành vành đai 4 dài 13 km tại phía bắc sông Hồng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Thi công tuyến vành đai 4 Hà Nội. (Ảnh: Báo Pháo luật Việt Nam).

Cổng TTĐT Chính phủ trang TP Hà Nội dẫn thông tin từ đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, đến nay, dự án vành đai 4 cơ bản bám sát tiến độ đề ra.

Tại dự án thành phần 2.1 xây dựng đường song hành (đường đô thị) đoạn thuộc địa phận Hà Nội, các nhà thầu đã huy động khoảng 600 kỹ sư, công nhân và hàng trăm máy móc... tổ chức 32 mũi thi công.

Dự kiến, đoạn 13 km phía bắc sông Hồng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay; đoạn 19 km thuộc địa bàn huyện Hoài Đức đến giữa năm 2025 cũng sẽ xong đường song hành. Các nhà thầu thi công đoạn khác cũng phấn đấu tiến độ tương tự.

Riêng dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công - tư (PPP), Ban Quản lý dự án đang triển khai các bước để hoàn thiện thủ tục đầu tư, phấn đấu đến cuối quý III hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư.

Bên cạnh tuyến vành đai 4, với tuyến vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, hiện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) thành phố hiện đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp nghiên cứu, xem xét phân kỳ đầu tư theo hướng đến năm 2025 triển khai trước để hoàn thiện hai nút giao thông (nút giao với đường Nguyễn Chí Thanh và nút giao với đường Láng Hạ - Giảng Võ). 

Đối với vành đai 2, Sở đề xuất thành phố xem xét giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội nghiên cứu phương án hoàn thiện đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy, trong đó có cả đường trên cao để làm cơ sở triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.

Với 14 km đường vành đai 3 chưa hình thành, đề nghị UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai khép kín toàn tuyến…

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 7 tuyến đường Vành đai số: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5 là những trục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô. Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh giá, đây đều là những dự án quan trọng, khi hoàn thiện sẽ cho thấy ngay hiệu quả giảm ùn tắc giao thông, tăng cường khả năng thông thương, liên kết trong nội bộ Thủ đô cũng như với các địa phương lân cận.

Song, mạng lưới đường vành đai đến nay vẫn chưa hình thành đồng bộ theo quy hoạch. Thống kê đến nay Hà Nội mới chỉ hình thành được 46,33% hệ thống đường vành đai.

Trong số 7 tuyến đường Vành đai, cấp thiết nhất, quan trọng nhất trong bối cảnh hiện này của Hà Nội chính là Vành đai 4 - trục đường kết nối 5 tỉnh, thành thuộc Vùng Thủ đô.  

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.