13 năm không đại tiện, cuộc sống của bạn sẽ dần biến thành 'địa ngục' theo cách kinh khủng nhất

Nếu bạn đại tiện dưới 3 lần một tuần thì sẽ bị coi là táo bón, điều đó sẽ rất phiền toái và khó chịu, nhưng thử tưởng tượng xem nếu bạn không thể đại tiện trong vòng một tuần, một tháng hay thậm chí hàng năm trời thì điều gì sẽ xảy ra?

Một người bình thường không thể đi vệ sinh ít nhất 3 - 4 lần/tuần sẽ được coi là táo bón. 

Nhưng không thể đại tiện trong một thời gian dài thì đó là biểu hiện của việc dạ dày không được khoẻ mạnh và có thể dẫn đến tình trạng khó chịu, đầy hơi và đôi khi là chuột rút liên tục và biến cuộc sống của bạn thành "địa ngục".

13 năm không đại tiện, cuộc sống của bạn sẽ dần biến thành địa ngục theo cách kinh khủng nhất - Ảnh 1.

Việc nhịn đại tiện thành thói quen thì sẽ rất nguy hiểm. (Ảnh: Scoopwhoop).

Nếu cơ thể bạn không loại bỏ chất thải thường xuyên thì nó sẽ trở nên độc hại và có những ảnh hưởng vô cùng xấu đến tâm sinh lí. Trong một trường hợp từng xảy ra và được báo cáo ở Anh, một thiếu nữ 16 tuổi đã chết vì đau tim sau khi cô không đi vệ sinh trong 8 tuần, theo thông tin từ Scoopwhoop.

Việc giữ phân trong cơ thể khoảng 2 tháng không được đào thải ra ngoài khiến ruột của cô gái này căng đầy và làm chèn ép khoang ngực cũng như thay đổi vị trí của các cơ quan nội tạng khác và cuối cùng dẫn đến cái chết.

13 năm không đại tiện, cuộc sống của bạn sẽ dần biến thành địa ngục theo cách kinh khủng nhất - Ảnh 2.

Khi 16 tuổi, người đàn ông trong hình có thể thường xuyên nhịn đi vệ sinh đến 1 tháng. Mặc dù khi đó các bác sĩ biết rằng căn bệnh này đến từ bất thường của đại tràng, nhưng mọi cuộc phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm vì y tế chưa phát triển. (Ảnh: ladbible).

Và đây không phải trường hợp duy nhất tử vong do không thể đi đại tiện trong lịch sử y học. Trước đó, nhiều tài liệu y khoa thế giới cũng ghi nhận một sự việc kỳ lạ, khi một người đàn ông tử vong do không thể đi vệ sinh trong vòng 13 năm trời.

Người đàn ông này bị bệnh Hirschsprung - căn bệnh gây tắc nghẽn đường ruột làm tắc nghẽn chất thải và đã qua đời ở tuổi 29.

Đại tràng của người đàn ông này được gọi là đại tràng khổng lồ. Sau khi người đàn ông xấu số qua đời, đại tràng của ông được trưng bày trong Bảo tàng Mutter, một bảo tàng y tế nằm ở Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Đây là nơi lưu giữ một bộ sưu tập các tác phẩm kỳ lạ về y tế và cơ thể người.

13 năm không đại tiện, cuộc sống của bạn sẽ dần biến thành địa ngục theo cách kinh khủng nhất - Ảnh 3.

Hirschsprung là một trong những bệnh đường ruột bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Hiện tại, nguyên nhân của bệnh chưa được tìm hiểu đầy đủ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nó có liên quan chặt chẽ đến di truyền. (Ảnh: ladbible).

Đại tràng lớn của người đàn ông này chứa đến 3 thùng phân, dài 7,6m và rộng 2,4m khiến phần bụng dưới của ông ta rất cồng kềnh. Sau đó, ông đã qua đời mắc chứng táo bón nghiêm trọng với hơn 18kg phân, chất thải trong đại tràng.

Bệnh Hirschsprung được biết đến là một bệnh bẩm sinh gây ra việc mất các tế bào thần kinh trong cơ ruột ngay từ nhỏ. Người mắc chứng bệnh này có thể sống sót qua tuổi trưởng thành, nhưng thường không có tuổi thọ lâu dài.

13 năm không đại tiện, cuộc sống của bạn sẽ dần biến thành địa ngục theo cách kinh khủng nhất - Ảnh 4.

Qua nhiều năm, hiện nay viện bảo tàng Mutter được quản lý bởi Trường Cao đẳng Y khoa Philadelphia đang lưu giữ đại tràng khổng lồ của người đàn ông 29 tuổi với cùng với các lát cắt não của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein. (Ảnh: ladbible).

Bệnh Hirschsprung là gì?

Bệnh Hirschsprung còn gọi là bệnh phì đại tràng bẩm sinh hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Nguyên nhân gây bệnh là do không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một đoạn ruột, thường là ở trực tràng và đại tràng Sigma, có thể tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non.

Bệnh được mô tả bởi Harold – Hirschsprung vào năm 1886. 

Trong quá trình phát triển bình thường trước khi sinh, các tế bào từ mào thần kinh di chuyển vào ruột già để hình thành các mạng lưới thần kinh gọi là dây thần kinh trung ương (Auerbach plexus) (giữa các lớp cơ trơn của đường tiêu hóa) và niêm mạc dưới niêm mạc (Meissner Plexus) (trong niêm mạc của đường tiêu hóa).

13 năm không đại tiện, cuộc sống của bạn sẽ dần biến thành địa ngục theo cách kinh khủng nhất - Ảnh 5.

Bệnh Hirschsprung là một bệnh bẩm sinh gây ra việc mất các tế bào thần kinh trong cơ ruột ngay từ nhỏ. Người mắc chứng bệnh này có thể sống sót qua tuổi trưởng thành. (Ảnh: Quora).

Trong bệnh Hirschsprung, sự di chuyển không hoàn chỉnh và một phần của đại tràng không có các cơ quan thần kinh điều chỉnh hoạt động của đại tràng.

Các phân đoạn bị ảnh hưởng của đại tràng không thể thư giãn và khiến phân bị tồn lại gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Ở hầu hết những người bị ảnh hưởng bởi bệnh thường thường có các rối loạn ảnh hưởng đến phần ruột già ở gần hậu môn.

Trong một số ít trường hợp, việc thiếu các cơ quan thần kinh liên quan nhiều đến ruột kết. Trong năm phần trăm trường hợp, toàn bộ ruột già bị ảnh hưởng. Dạ dày và thực quản cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh Hirschsprung xuất hiện ở khoảng 1/5.000 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Nó thường được chẩn đoán ở trẻ em, và ảnh hưởng đến trẻ em trai nhiều hơn trẻ gái. Khoảng 10% trường hợp là gia đình.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh Hirschsprung được chẩn đoán ngay từ lúc sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, bình thường sau sinh, trẻ sẽ đi phân su. Nếu trẻ mắc bệnh sẽ có các triệu chứng sau: Không thể đi tiêu trong ngày đầu hoặc ngày thứ 2 sau khi sinh; đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, nôn, có thể nôn ra dịch mật, bụng bị trướng to.

Nếu bệnh nhẹ, có thể không được chú ý cho đến khi trẻ lớn hơn, hoặc đôi khi trẻ đến tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. 

Các triệu chứng thường nhẹ nhưng có thể kéo dài mạn tính với các biểu hiện: Trướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy nhiều, nôn, bí trung tiện, thiếu máu. 

Bệnh Hirschsprung ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nên trẻ mắc bệnh phát triển chậm hơn trẻ cùng lứa tuổi. Tỉ lệ nhiễm bệnh này là 1/5.000 trẻ sinh ra.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.