Khi nào nên giới thiệu phô mai, sữa chua, váng sữa, sữa uống lên men cho bé? |
Táo bón khá thường gặp ở trẻ nhỏ và là vấn đề khiến không ít bố mẹ hoang mang. Táo bón biểu hiện bằng việc bé đi ngoài khó khăn, bao gồm 2 trong 4 biểu hiện sau:
- Đi ngoài ít hơn 2 lần/tuần
- Thường đi phân lớn
- Phân khô cứng, đi ngoài có lúc chảy máu.
- Các bé gặp khó khăn khi đi ngoài. Đối với bé lớn, bé thường ngồi tolet rất lâu.
Với những bằng chứng khoa học dinh dưỡng hiện nay cho biết: táo bón thường liên quan đến chế độ ăn ít chất xơ (rau củ quả) hoặc không đủ nước. (Ảnh: Sonialimphotography) |
Tại sao bị táo bón?
Với những bằng chứng khoa học dinh dưỡng hiện nay cho biết: táo bón thường liên quan đến chế độ ăn ít chất xơ (rau củ quả) hoặc không đủ nước.
Các bé nhỏ hơn 3 tuổi, táo bón có thể xuất hiện do 1 số vấn đề liên quan đến:
- Tỷ lệ pha sữa bột không đúng.
- Chuyển/thay đổi nhiều hơn 3 loại sữa bột khác nhau trong 30 ngày.
- Pha sữa bột với 1 số chất dinh dưỡng khác (VD bột ngũ cốc).
- Hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn do trước đó có thời gian dùng kháng sinh do bệnh viêm nhiễm.
- Thiếu vitamin nhóm B, vitamin A và vitamin C.
- Tâm lý của trẻ. Trẻ có xu hướng ăn uống kém và tiêu hóa không tốt nếu môi trường chăm sóc bé quá áp lực từ cha mẹ.
Làm gì khi bé bị táo bón?
Bước 1: Ưu tiên biện pháp không xâm lấn (Tập đạp xe và mát-xa bụng dưới) kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng.
Bước 2: Sử dụng những thức ăn nhuận tràng hoặc thuốc hỗ trợ đi phân.
Bước 3: Phục hồi đường ruột bằng các liệu pháp dinh dưỡng hỗ trợ tính năng của ruột.
Mát xa và bài tập kích thích đi ngoài
Mát-xa là một phương pháp được khuyên dùng nhằm giúp bé thư giãn hệ tiêu hóa và giúp quá trình đi phân của bé dễ dàng hơn. Lưu ý thời gian thực hiện các kĩ thuật
Kĩ thuật 1: Dùng 4 ngón tay di chuyển vòng tròn lớn quanh rốn.
Kĩ thuật 2: Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn di chuyển vòng tròn nhỏ hơn quanh rốn.
Kĩ thuật 3: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa ấn day nhẹ nhàng dọc theo đường ruột của bé.
Lập lại và làm trong 5- 8 phút cả 3 kĩ thuật.
Kỹ thuật 4: Cho bé đạp xe đạp, lần lượt nâng từng chân cho đầu gối chạm vào bụng.
Kỹ thuật 5: Nâng cùng lúc 2 chân bé và ép đầu gối đụng thành bụng giữ 5 giây và miệng bạn làm động tác xì như khuyến khích bé đi ngoài
Lập lại và làm trong 10 -12 phút 2 kĩ thuật
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày cho bé đang bị táo bón
Theo hướng dẫn hỗ trợ táo bón cho trẻ em của GS.BS Felt, ĐH Y Michigan và hướng dẫn của Văn phòng Public Health California:
Bé dưới 6 tháng tuổi:
- Cho bé uống 1-2 thìa nước sau cữ bú và không quá 100ml/ ngày
- Có thể dùng 25ml nước ép trái cây có tính chất nhuận tràng như (cam/táo pha loãng (tỷ lệ 1:4)). Lưu ý không quá 25ml/ngày. Tuần không quá 5 ngày (chỉ dùng cho bé trên 3 tháng)
Bé 6 tháng tuổi – 1 tuổi
- Bé uống 100ml nước ép cam/táo (pha loãng tỉ lệ 50 ml nước ép pha với 50 ml nước). Ngày không quá 100ml nước ép pha loãng.
- Tuần không quá 5 ngày
- Chế độ ăn nên lựa trái cây mềm, có độ ngọt trung bình. Rau cho lá xay nhuyễn 80 gram/ngày (chia đều cho số bữa ăn).
- Bé ăn dặm nên hạn chế ăn chuối, khoai tây trong 2 ngày liên tiếp.
Bé trên 1 tuổi
Nhu cầu chất xơ hằng ngày = 5 gram + [số tuổi bé]
Ví dụ: bé 4 tuổi, thì bé cần 5 + 4 = 9 gram chất xơ/ngày
Đối với bé bị táo bón thì cần = 10 gram + [số tuổi]
Ví dụ: bé 4 tuổi bị táo bón cần: 10 + 4 = 14 gram chất xơ/ngày
Chất xơ có chủ yếu trong rau và củ. Đảm bảo bé có ít nhất 2 loại rau củ/ngày và giới hạn 2 loại trái cây có hàm lượng đường cao/ngọt/ngày. Các bé bị táo bón hoặc đang phục hồi thì nên duy trì 3 loại rau củ (trong đó có 2 loại rau cho lá mỏng)/ngày và giới hạn 2 loại trái cây có hàm lượng đường cao/ngọt/ngày.
Liệu pháp dinh dưỡng phục hồi sau táo bón
Cải thiện chức năng hệ vi sinh vật đường ruột của bé thông qua bổ sung các loại sữa chua và men vi sinh.
Duy trì chế độ ăn đa dạng các loại rau củ hoặc đảm bảo bé nhận đủ vitamin nhóm B, Vitamin A và vitamin C.