18 phép lịch sự bất thành văn khi đi nhờ xe hơi

Biết 18 phép lịch sự bất thành văn khi đi nhờ xe hơi để không trở thành người đáng ghét.

18 phép lịch sự khi đi nhờ xe hơi 

Khi đi nhờ xe, hay được người quen tới đón bằng xe hơi, bạn có những những hành động tưởng chừng vô hại, nhưng vô tình chúng lại gây phiền nhiễu cho người khác, những điều này còn có thể làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt người khác và hủy hoại mối quan hệ của bạn. 18 phép lịch sự bất thành văn mà mọi người nên biết khi đi nhờ xe hơi sẽ giúp bạn tránh được điều đó.

18 car

(Nguồn: autoecoleduvillage-sarcelles)

1. Nếu ai đó cho bạn mượn xe của họ, hãy thể hiện sự biết ơn của bạn bằng cách đổ đầy lại bình xăng khi trả xe

image

(Nguồn: standvirtual.com)

Qui tắc này vẫn nên được áp dụng ngay cả khi bạn chỉ mượn xe để đi một quãng đường ngắn.

2. Sẽ là thô lỗ khi ngồi ở ghế sau, nếu chỉ có bạn trên xe với một người bạn lái xe

Bạn của bạn có phải là tài xế taxi không? Không? Nếu vậy thì đừng đối xử với họ như một người tài xế xa lạ. Và các cặp đôi, xin đừng thân mật quá mức ở hàng ghế sau và để người bạn lái xe tội nghiệp của bạn một mình ở phía trước. Đó không phải là một cách hành xử tinh tế!

3. Dành chỗ ngồi phía trước cho người "quan trọng hơn"

Các cá nhân khác "quan trọng hơn" bao gồm các phụ huynh của người lái xe, người quan trọng khác hoặc các sếp. Hay bạn cũng nên dành ghế trước cho một người lớn tuổi hơn bạn.

4. Người lớn ngồi ghế trước. Trẻ em và phụ nữ có bầu ngồi ghế sau

Nếu bạn đang đi với trẻ nhỏ hay phụ nữ có bầu, họ phải luôn được ngồi ở phía sau để được an toàn hơn.

tt

(Nguồn: scoopwhoop)

5. Nếu bạn là khách, không nên chạm vào các nút điều khiển của xe ô tô mà không có sự cho phép của tài xế

Đừng loay hoay với bảng điều khiển xe ô tô mà không được phép. Nếu bạn có nhu cầu bật nhạc hay bật điều hòa... bạn nên hỏi tài xế để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. 

6. Thắt dây an toàn là bắt buộc, không phải là sự lựa chọn 

Nếu bạn là người lớn có trách nhiệm, bạn sẽ không cần phải bị nhắc để đeo dây an toàn.

7. Đừng nghịch ngợm các hộp đựng đồ trên xe

Trừ khi tài xế nhờ bạn tìm kiếm thứ gì đó, tốt nhất là bạn nên giữ yên tay mình. Đừng xâm phạm vào không gian cá nhân và tài sản của người lái xe. Bạn nên nhớ chiếc xe cũng là tài sản cá nhân, bạn cần biết ý và không nên tự ý lục lọi nếu không được tài xế cho phép.

8. Không gác chân của bạn lên bảng điều khiển xe và chỗ ngồi, hay... cửa sổ!

Nếu bạn không phải là một đứa trẻ, bạn sẽ không làm như vậy!

9. Xe không phải là thùng rác

Nếu bạn cần vứt rác, hãy hỏi tài xế có thể vứt ở đâu, hoặc đợi tới khi xuống xe và tìm một chiếc thùng rác. 

messy-car-friend-interior

(Nguồn: carsales.com.au)

10. Không ăn trong xe

Trừ những trường hợp bất khả kháng, và người tài xế nói với bạn rằng việc đó ổn, còn không bạn không nên ăn trên xe của người khác.

11. Không hút thuốc!

Tốt hơn hết là không hút thuốc trong một không gian nhỏ và kín như vậy, còn không bạn cũng nên hỏi ý kiến của tài xế, và mọi người đi cùng trên xe. 

12. Không lái xe từ ghế sau

Không có gì đáng giận hơn một hành khách không ngừng chỉ trích khả năng lái xe của tài xế. Hay liên tục nhắc tài xế chú ý những gì ở phía trước, trong khi thậm chí bạn còn không biết lái xe. Bạn nên nhớ, những gì bạn thấy, tài xế đã nhìn thấy trước cả bạn.

13. Nếu một người bạn đề nghị giúp bạn chuyển đồ đạc, bạn nên đền đáp lòng tốt của người ấy 

Phép lịch sự tương tự nên được áp dụng cho các sự giúp đỡ khác liên quan đến xe hơi. Bạn có thể mời một "chầu bia"...

14. Không để lại vết tay trên mặt kính

Không ai thích nhìn thấy vết tay trên xe của họ. Khi mở cửa, luôn nhớ sử dụng tay nắm cửa. 

Ngoài ra, khi bước lên xe, không nên để chân lên bệ cửa ô tô. Đôi giày của chúng ta chẳng mấy sạch cùng với đế giày dễ gây trầy xước cho bộ phận này.

a-3jpg-1556360911

(Nguồn: cafeauto)

15. Không nói chuyện điện thoại quá to

Việc nói to nơi công cộng vốn dĩ là điều bất lịch sự, đặc biệt trong các không gian công cộng kín như thang máy, xe bus... Ngoài ra, trong xe hơi, việc này sẽ khiến tài xế mất tập trung và có thể cảm thấy bực dọc. Đó không phải là một tâm thái tốt để lái xe an toàn phải không nào!

16. Không đóng mở cửa xe quá mạnh

Đóng mở cửa xe nghe tới "rầm" một cái! Đó không phải là cách đóng xe đúng, chủ xe sẽ xót ruột lắm!

Bạn nên mở cửa, bước lên xe rồi kéo cửa tới gần đóng, cách khoảng 15 cm thì thêm chút lực để sập cửa một cách êm ái nhất.

Khi bước xuống xe cũng tương tự như vậy, nhưng nên quan sát không gian bên ngoài qua cửa sổ, sau đó mở hé cửa khoảng 10-15 cm và quan sát phía sau, nếu an toàn mới mở cửa. Đừng nên lơ đãng rồi mở cửa một cách đột ngột, kẻo bạn sẽ gây tai nan cho người đi xe máy vượt từ dưới lên vì mắc phải cánh cửa xe của bạn.

17. Không để tài xế chờ đợi

Bạn không biết người lái xe đã phải vượt qua quãng đường ách tắc ra sao để kịp giờ hẹn và đón bạn. Việc bạn để người bạn lái xe chờ đợi mình sẽ gây ra cảm giác không mấy dễ chịu cho họ. Chưa kể, ở thành phố đông đúc, việc tìm một nơi để đỗ xe hơi để chờ bạn là việc đôi khi thật nan giải, thậm chí còn bị người dân xung quanh "la ó".

18. Xe của tôi, qui tắc của tôi

Chủ xe luôn có tiếng nói quyết định. Nếu bạn không vui? Hãy bắt taxi!



chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.