20/11 của những giáo viên chăm sóc trẻ tự kỉ: 'Hạnh phúc ngày hôm ấy là nghe thấy các con bật ra âm A'

20/11 của những giáo viên chăm sóc trẻ tự kỉ: “Hạnh phúc ngày hôm ấy là nghe thấy các con bật ra âm A”.
 

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Chúng tôi dựng xe trước căn nhà ống tại số 39 ngõ 2 phố Lạc Nghiệp, nhìn vào tưởng chừng như trường tư thục mầm non thông thường với hình ảnh người thầy, trẻ nhỏ nô đùa khu vực bóng nhựa. Men theo bốn tầng nhà, hình ảnh những giáo viên trẻ trạc tuổi 24, 25 miệt mài công việc chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Cuộc trò chuyện kéo dài nhiều giờ, cô Lâm, Thảo hay Mai nghẹn ngào trong từng khúc tái hiện hành trình làm nhà giáo.

Với họ: “Hạnh phúc cứ đến bất chợt, có những lúc cảm thấy bất lực nhưng sự tiến bộ các con theo thời gian khiến chị kiên định với nghề”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Cô giáo Thương – người sáng lập và điều hành Mosaic nhằm giúp đỡ trẻ em tự kỉ tại Việt Nam vắng mặt trong buổi trò chuyện nhưng tái hiện hành trình làm nghề bằng những tin nhắn dài trong thư trả lời. Chị bắt đầu tìm hiểu về hội chứng tự kỉ ở trẻ em vào 4 năm trước, khi nhận được học bổng Fulbright của đại sứ quán Hoa Kỳ.

Thương chia sẻ: “Ở thời điểm đó, tôi là một dược sĩ nhưng làm trong lĩnh vực y tế công cộng, là một người mẹ của bé gái 3 tuổi. Tôi muốn theo đuổi một công việc trực tiếp tác động tới trẻ và lĩnh vực y tế công cộng đang thiếu. Việc can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ ở thời điểm đó là phương án như vậy”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Nhớ về thời gian học tập tại Mỹ, chị Thương chia sẻ thêm: “Chương trình học kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, ngay kì đầu tiên tôi bắt đầu với 30 tiếng trực tiếp can thiệp tại trung tâm can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ Scott (The Scott Center for Autism Treatment)”.

Đến với nghề như một cái duyên nhưng chính công việc chăm sóc, can thiệp trẻ tự kỉ mang lại hạnh phúc và giữ Thương ở lại. Trải nghiệm ở lĩnh vực dược, y tế công cộng, chị hài lòng với nghề giáo viên trẻ khuyết tật, nơi Thương gọi: “Hạnh phúc là từng tiến bộ của con, biết ngồi bô tè, biết uống nước bằng vòi hút, biết nói, biết chơi…”.

Trong suy nghĩ người “thuyền trưởng” Mosaic, mỗi trẻ trong trung tâm là sự đặc biệt khác nhau từ sở thích, cách thể hiện tình cảm, điểm mạnh, thứ yếu. Có trường hợp chưa nói được nhưng giao tiếp tốt qua chữ viết, xếp lego đẹp, tư duy hình khối thông minh.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Nhiều năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc, can thiệp trẻ tự kỉ, nhiều trường hợp khiến chị đau lòng, rơi nước mắt. “Khi tôi hướng dẫn bé trai 6 tuổi tập nói những từ đầu tiên, con thông minh, nhanh nhẹn nhưng việc bắt chước khẩu hình, tạo âm khó khăn. Bố mẹ ngồi sau quan sát để về kèm con ở nhà mà bật khóc vì thấy con nỗ lực, nhưng cũng thấy con đã phải khó khăn thế nào khi có hội chứng rối loạn phổ tự kỉ, việc tưởng giản đơn với mình. Cũng bố mẹ đó, khi chị ngồi thảo luận về kế hoạch tương lai của con, rằng khả năng bé đi học hòa nhập thấp vì 7 tuổi rồi mà chỉ bập bẹ từ đơn”.

Dù đã chuẩn bị tâm lí trước, Thương hiểu cảm giác khi phải chấp nhận thực tế con sẽ khó được đi khai giảng ở môi trường hòa nhập như các bé ngoài kia cùng trang lứa. Chị chia sẻ: “Đó là cảm giác đau lòng”.

Ngày Thương đưa con gái đi khai giảng, chị nhớ rằng có một “cậu con trai” khác sẽ phải nỗ lực nhiều nữa, để có thể chăm sóc tốt cho mình. Thương nói: “Bạn ấy đang học đọc, viết, nói. Và tôi tin bạn ấy sẽ còn tiến bộ nữa, trong khả năng tối đa của con ở ngôi nhà thứ hai này”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Trong phòng học tầng 2 rộng chưa đầy 30m2, cô giáo Vũ Thị Lâm (1994) tái hiện một ngày của những người chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỉ với niềm chân thành, tỉ mỉ. Trước khi bắt đầu công việc tại Mosaic, chị Lâm từng hoạt động tại hai trung tâm chăm sóc trẻ tự kỉ khác tại Hà Nội. Ba năm làm nghề, người giáo viên trẻ không nhận mình nhiều kinh nghiệm, đối với chị, công việc vừa là niềm vui, trách nhiệm và thử thách trong cuộc sống.

Sau tốt nghiệp, chị Lâm bắt đầu công việc chăm sóc trẻ em tự kỉ - một hành trình mới khác hẳn những kiến thức được học ở trường, lớp. Khó khăn là khi cô giáo phải tìm hiểu những thông tin về trẻ, hiểu các con thích gì, muốn gì, can thiệp theo phương pháp nào là hiệu quả.

Nơi đầu tiên cô giáo Lâm công tác tập trung phát triển toàn diện cho trẻ tự kỉ, thấy các con thiếu gì, cần gì để bổ sung. Sau một thời gian, chị quyết định tìm hiểu các kiến thức cải thiện âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỉ.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Gần ba năm làm nghề, chị Lâm giữ thái độ kiên quyết và ngọn lửa yêu thương với trẻ có chứng tự kỉ. Quan điểm của chị Lâm: “Không nhận thêm bồi dưỡng, quà cáp bởi những gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỉ đã khó khăn, vất vả nuôi dưỡng con cái. Trách nhiệm của mình là can thiệp cải thiện hành vi cho trẻ, nâng cao nhận thức cộng đồng về chứng tự kỉ”.

Có trường hợp khiến chị bật khóc, thời gian cứ trôi qua, cố gắng không đủ để các con có thể tiến bộ. Với Lâm hay nhiều giáo viên khác: “Từng giây từng phút cũng là quý, mình phải tận dụng triệt để. Các con không cải thiện thì đó là thất bại lớn của cuộc đời mình”.

Chị hào hứng khoe về ca chăm sóc thành công đầu tiên trong sự nghiệp. Đó là câu chuyện về một bà mẹ làm trong tập đoàn xi măng lớn tại Thanh Hóa, phát hiện con có chứng rối loạn phổ tự kỉ lúc 3 tuổi.

Chị Lâm nghẹn ngào kể: “Tôi khâm phục sự dũng cảm và ý trí của vị phụ huynh ấy. Chị từng làm ở tập đoàn lớn nhưng từ bỏ để đi học phương pháp cải thiện chứng tự kỉ, trực tiếp về nhà dạy con. Nhận thức của bạn ấy tốt nhưng kiểm soát hành vi rất khó. Thời gian đầu khi phát hiện con bị chứng tự kỉ, chị đi 15, 20 cây mỗi ngày đèo con lên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương để can thiệp, nhờ giáo viên chăm sóc”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Cô giáo 24 tuổi kể thêm: “Đó là người mẹ mạnh mẽ và cứng cỏi, sau nhiều lần tìm kiếm, các trường từ chối việc tiếp nhận con vào học, chị ấy đã cho bé nhập học. 9 tuổi và bắt đầu học lớp 1, đó là sự thiết thòi cả của trẻ, gia đình trẻ”.

Chị Lâm nói vui, làm nghề nhà giáo vừa là mẹ, là bạn, đồng hành cùng các bé trong hành trình tìm về bình yên cuộc sống. Hai hàng nước mắt người giáo rơi lưng chòng, chị nói: “Tôi từng nghe nhiều người nói về trẻ em tự kỉ với những từ điên, thần kinh, khùng… Mỗi lúc ấy, bản thân mình bực tức, bởi các em có cơ hội để cải thiện chứng tự kỉ với sự giúp đỡ của gia đình và những người như mình. Vốn sinh ra đã mang thiệt thòi, chúng tôi giúp đỡ để trẻ có thể phát triển thông minh nhất”.

Khác với chị Lâm, cô gái trẻ Trần Ngọc Thảo (1996) khởi đầu “không liên quan” công việc giáo viên, đến với nghề bằng niềm yêu thương trẻ con. Những ngày đi làm thêm thời sinh viên, cô có cơ hôi tiếp xúc với trẻ tự kỉ và tăng động, từ đó, Thảo tìm hiểu về hội chứng này rõ ràng, nhìn nhận lạc quan hơn. Cô nói: “Em đi làm chỉ vì thấy các em đáng yêu, dễ thương thôi. Chưa từng xác định sẽ kiếm thật nhiều tiền từ công việc chăm sóc trẻ con”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Biết đến Mosaic, Thảo trải qua nhiều khóa đào tạo và huấn luyện về kiến thức, cách chăm sóc trẻ tự kỉ. Cô chia sẻ: “Ban đầu gia đình không đồng ý để em theo nghề, cha mẹ nghĩ làm cái này có ra tiền đâu, suốt ngày đi chăm sóc trẻ con, nghe bé hét vào mặt…”. Bản thân Thảo thừa nhận công việc này quá ư khó khăn, thử thách và đòi hỏi tính kiên nhẫn nhưng không vì thế mà buông bỏ trách nhiệm, nản chí để cải thiện tình trạng của các con.

Thảo không trải qua nhiều môi trường như Lâm, nhưng dấu ấn cả hai về nghề lại tương đồng lạ kì. Họ đều thể hiện nụ cười khi kể về trường hợp trẻ cải thiện thành công đầu tiên của mình. “Dấu ấn đầu tiên của tôi là một bé nói bằng tiếng Anh, khả năng yêu cầu bạn ấy khá kém, việc ăn uống hạn chế, đơn giản như muối vừng, thịt dán.. Ngày đầu tiên tôi can thiệp, bạn ấy chỉ có thể ăn được 1, 2 hạt cơm trắng. Mỗi bừa ăn kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ với đủ mọi yêu cầu, bướng bỉnh”, Thảo kể về đứa trẻ đầu tiên mình tiếp nhận tại Mosaic.

Tuy nhiên, Thảo đặt phần thưởng cho bé, mỗi lần ăn cơm là được xem iPad, dần dần sẽ trở thành thói quen được trẻ đón nhận.

Có những trường hợp trẻ tăng động, gây hấn với bạn bè, người đối diện, Thảo nhiều lần “chịu đòn” vô cớ từ trẻ. Nhưng tất cả mọi hành động của bé đều có nguyên do. Cô giáo trẻ nhớ về lần bị học trò cầm hộp bút đánh vào người, mặt vì không thích nhiều người trong phòng.

Thảo coi trách nhiệm của người nhà giáo không đơn thuần cho con kiến thức, giúp con nhận biết, đó là sự đồng hành, hiểu và cảm thông với trẻ. Cô tâm sự: “Tôi làm nghề chưa nghĩ được vinh danh, ngay cả cuộc nói chuyện với báo chí thế này cũng chẳng màng tới. Chỉ là, thời gian cải thiện cho trẻ đong đếm theo tháng, năm. Vì vậy, mỗi khi có dấu hiệu thành công, chúng tôi tự cảm thấy hạnh phúc. Bởi sẽ còn nhiều lần khác, nhiều niềm vui khác, thành tựu như vậy trong đời”.

Trần Lệ Mai (1987) – giáo viên và là người trực tiếp quản lí nhân sự tại trung tâm Masaic chia sẻ về khoảng lặng rất riêng trong hành trình tìm ra “chân ái cuộc đời”. Chị đùa vui rằng: “Nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề. Tôi từ bỏ công việc về con số, kinh tế sau 6 năm công tác để đến với nghiệp làm nhà giáo. Bởi duy nhất một điều: mong muốn giúp đỡ trẻ em phổ tự kỉ tìm lại cuộc sống của chính mình”.

Chính Thương là người giúp đỡ chị trong việc nâng cao kiến thức, trình độ và hiểu biết về phổ tự kỉ ở trẻ em. Sau nhiều năm làm nghề, chị khẳng định: “Công việc giáo viên chăm sóc trẻ tự kỉ vất vả, khó khăn nhưng niềm vui bất chợt với mình lắm. Ngày hôm ấy, con bật ra âm A, đó là thành công sau bao tháng ngày can thiệp, chăm sóc trẻ”.

Mai dặn ê kíp sản xuất không đăng hình ảnh các con, những thông tin sai khoa học lên báo chí bởi với chị, bảo vệ và chăm sóc trẻ là trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện. Việc nâng niu và giữ bình yên cuộc đời các con là một cách tránh tổn thương. Chị nói: “Sinh ra mắc chứng rối loạn phổ tự kỉ đã là thiệt thòi cho các con, mình cần yêu thương, chăm sóc vì người với người chẳng cớ gì làm tổn hại nhau”.

Chị kể về kỉ niệm làm nghề khắc sâu trong lòng sự ân hận và ám ảnh. Đó là trường hợp một câu bé mắc chứng rối loạn cảm xúc, dễ gây hấn với người đối diện. Trong một lần bé không kiểm soát cảm xúc, Mai vội xử lí tình huống, vô tình tổn thương đến cơ thể con. Chị kể: “Tôi chưa bao giờ quên được ánh mắt của con, không phải sự tức giận, đó là cảm giác ăn năn, bất lực, ám ảnh nhìn mình. Tôi khóc trên đường về vì thất bại, mình không xử lí tình huống đó tốt hơn”.

Bởi những tình huống bất chợt, cảm xúc khó kiểm soát của trẻ, Thương, Mai, Lâm hay Thảo vẫn học hỏi, tìm hiểu, cải thiện kĩ năng nghề nghiệp để giúp “con” tìm lại bình yên cuộc sống. Các chị thường xuyên đọc tài liệu quốc tế, thực hành và tìm ra liệu pháp can thiệp cho từng trường hợp. Mai nói: “Chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu và xây dựng môi trường đào tạo trẻ tốt nhất. Bởi hiểu biết và cái nhìn của người Việt về trẻ em tự kỉ còn lệch lạc, chưa đúng nên mới cần đến những thế hệ nhà giáo như mình”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Trong nhiều năm làm nghề, Thương, Mai, Lâm hay Thảo chưa bao giờ chạnh lòng vì công việc khó khăn, ngày nhà giáo mà các con chẳng thể gửi lời chúc đến người chăm sóc, nâng niu mình. Mai nói: “20/11 hay bất kể ngày lễ nào, các con vẫn khóc, nói nhiều, xếp logo, ăn món yêu thích, có thể gây hấn với bất kì ai. Nhưng mình không vì thế để từ bỏ nghề, mặc cho những đứa trẻ ấy bị tổn thương” .

Những giáo viên tại Mosaic tự tìm niềm vui khi dạy các con làm thiệp tặng thầy cô, bố mẹ. Mai nói vui: “Quá trình con tập nói, viết, làm nhiều thứ là quá trình kiên cường của thầy, trò và gia đình. Ngày nhà giáo, dạy các con làm được từng ấy thứ, mình cũng tự bật khóc. 20/11 là tự tìm niềm vui cho chính mình”.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

Trong cuộc chiến cải thiện hội chứng tự kỉ ở trẻ, tất cả giáo viên khẳng định còn khó khăn và vất vả. Nhưng Thương hay Mai vẫn canh cánh niềm tin các con sẽ tốt hơn nếu có sự chăm sóc, quan tâm và động viên từ gia đình, thầy cô và xã hội.

Thương dành lời khuyên cho những người trẻ theo đuổi công việc chăm sóc trẻ tự kỉ cần tìm tòi và cập nhật các phương pháp can thiệp mới trên thế giới như can thiệp Jasper, lồng thêm các hoạt động ngoại khóa như chương trình nghệ thuật, câu lạc bộ tiếng Anh với sinh viên.

Tôi mong tất cả các bố mẹ có con là trẻ tự kỉ, sẽ sát cánh cùng thầy cô, tự trau dồi kiến thức, kĩ năng can thiệp để có thể đồng hành lâu dài với con”, Thương đau đáu niềm tin nói về hành trình giúp đỡ trẻ tự kỉ.

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a

XEM THÊM

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a Học trò của Nam Trung: 'Giới LGBT thường đạt đến tinh hoa trong nghề làm đẹp'

Chia sẻ với phóng viên, makeup Artist này chia sẻ mỗi tháng thu nhập của nghề của Cao Tuấn Đạt trung bình trên 200 triệu ...

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a Chef Khu: Bí quyết thành công bắt nguồn từ... nhịn nhục

Nếu như tất cả những người đạt được thành công trong lĩnh vực mình làm đều đưa ra những thành tố sâu sắc về bí ...

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a Chat với Chef Nguyễn Mạnh Hùng: 'Khởi nghiệp từ giấc mơ tan vỡ'

Hẹn gặp Chef Nguyễn Mạnh Hùng (HùngAzit) sau chuyến dạy học nấu ăn của anh tại Đài Loan (Trung Quốc). Người đàn ông với phong ...

2011 cua nhung giao vien cham soc tre tu ki hanh phuc ngay hom ay la nghe thay cac con bat ra am a Lệ Quyên - Nữ hoàng bolero kiểu mới

Lệ Quyên không hát bolero vì "bất khả kháng" khi không thể hát được dòng nào khác, mà đây là lựa chọn mang tính tư ...

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.