Chị Shiho (43 tuổi) bước vào một cửa hàng đồng giá 100 yên (khoảng 20.000 đồng) trên đường từ nơi làm về nhà để mua một vài thứ đã hết.
Đứng trước những quầy hàng đồ gia dụng chỉ có giá 100 yên, cô bất ngờ khi có bán cả rượu vang. Chồng của chị Shiho không thích uống nên chị cũng không mấy khi được thưởng thức. Nhưng ở đây rượu vang chỉ bán với giá 100 yên khiến chị khá phân vân.
"Nếu nó không ngon, tôi sẽ cho vào bồn rửa. Tôi mất gì, chỉ một trăm yên", chị nói. Nhưng cô Shiho đã thật sự bất ngờ khi rượu vang 100 yên không hề tệ và còn có vị ngon.
Không chỉ có chị Shiho mà ngày nay người Nhật Bản xem các cửa hàng đồng giá này là chỗ để họ tiêu tiền với giá rẻ mà vẫn có thể có các mặt hàng gia dụng cần thiết.
3 điều làm nên thành công
Josi Seven - tạp chí dành cho phụ nữ ở Nhật đã từng ghi chép lại sự phát triển của các cửa hàng 100 yên từ thế hệ trước cho đến khi trở thành một phần của cuộc sống hiên đại. Các cửa hàng này có giá rẻ và đáp ứng sự thuận tiện cho khách hàng.
Nhà kinh tế học Takuro Morinaga đã theo dõi sự phát triển của các quầy hàng đường phố hồi những năm 1970 nhưng giờ không còn. Các quầy hàng này bán văn phòng phẩm, móc chìa khóa, đồ trang sức... tất cả chỉ có giá 100 yên.
Những năm 1980, các siêu thị mọc lên cũng có bán các mặt hàng giá 100 yên. Đi tiên phong trong việc bán hàng đồng giá phải kể đến Daiso Industries.
Daiso mở cửa hàng đầu tiên hồi năm 1991 và hiện nay có 3700 cửa hàng ở Nhật. Tiếp đó là Seria có 1200 cửa hàng và Cando thứ ba với 900 cửa hàng.Tổng cộng số cửa hàng hơn 5000 đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực mua sắm.
Bất cứ loại đồ nào bạn cần từ phân bón cho vườn cây, chậu hoa, pin, dép, vải, trang sức thủ công, đồ trang trí, máy cắt hành tây, tiết bị bỏ hạt xoài... đều có bán ở các cửa hàng này. Và chỉ cần 100 yên, bạn đã sở hữu món đồ mình cần.
Đi tìm câu trả lời cho thắc mắc làm sao để có lợi nhuận khi bán các mặt hàng 100 yên. Theo Josi Seven, yếu tố quan trọng là sản xuất hàng loạt, số lượng lớn và chú trọng kênh phân phối. Việc đầu tiên phải làm là đặt hàng từ các nhà máy có mức nhân công rẻ ở các nước đang phát triển, đặt hàng với số lượng hàng chục ngàn sản phẩm một lần, giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất và không qua môi giới.
Mô hình hàng đồng giá 100 yên (20.000 đồng) mở rộng ra nhiều nước
Không chỉ ở Nhật Bản mà mô hình hàng đồng giá này đã xuất hiện ở nước khác. Như Daiso mở cửa hàng ở Mỹ. Không chỉ ở Mỹ, Daiso có 1500 cửa hàng ở nước ngoài. Những sản phẩm có giá hấp dẫn được khách hàng châu Mỹ La Tinh, vùng Vịnh Trung Đông hay châu Á ưa thích.
Như anh Nader Mohammad (người Bahrain) khi nghe một người bạn nói về cửa hàng của Daiso mở ở nước này đã trở thành khách hàng thường xuyên mua hàng đồng giá.
"Có những thứ tôi không tìm thấy ở các cửa hàng khác. Tôi vui khi biết cửa hàng Daiso mở gần nhà mình", anh nói.
Theo NHK, mô hình cửa hàng 100 yên từ Nhật đã được mở rộng sang Trung Quốc. Anh Xi Yang - một người Trung Quốc sống tại Nhật đã mua các sản phẩm từ Nhật về giới thiệu và khách hàng và nhiều khách chọn mua. "Tôi hi vọng xây dựng một doanh nghiệp toàn cầu liên kết Trung Quốc với thế giới. Chúng tôi sẽ mở cửa hàng và mở rộng cơ sở ở Trung Quốc", anh bày tỏ.
Nói về thị phần, Daiso vượt mặt các đối thủ Seria, Watts và Can Do ở Nhật. Thương hiệu này bán 50.000 mặt hàng nhưng Seria chỉ bán 20.000, trong khi mạng lưới và kho hàng của Daiso dày đặc hơn.
Sự khác biệt giữa Daiso và Seria có thể thấy ở chỗ, Seria sẵn sàng loại bỏ khoảng 600 mặt hàng kém thu hút khách ra khỏi kệ mỗi tháng và thay vào đó là các sản phẩm mới. Nhưng Seria cũng nỗ lực thu hút khách hàng với cách thiết kế cửa hàng đẹp, cửa hàng trông sáng sủa hơn.
Giá vàng hôm nay 12/8 tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Triều Tiên Giá vàng hôm nay 12/8 vẫn đạt mức cao trong thời gian qua. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên chưa có ... |