Dựa hơi người nổi tiếng
Để có thể tạo dựng được lòng tin và lôi kéo nhiều người tham gia, ngay từ những ngày đầu thành lập, iFan đã tìm cách lợi dụng tên tuổi và hình ảnh nghệ sỹ để quảng bá cho hệ thống.
Bằng cách mời MC, ca sỹ về dẫn chương trình và biểu diễn, iFan dùng những hình ảnh này để quảng bá rằng các nghệ sĩ lớn của Việt Nam “đang hợp tác cùng iFan”.
Không những thế, trên facebook, iFan còn có những bài viết mượn danh của nhiều người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm của mình. Nguy hiểm hơn, iFan còn lập nhiều fanpage có tên trùng với tên của nhiều nghệ sĩ Việt Nam và đăng bài quảng bá cho đồng tiền ảo, ứng dụng của công ty.
Ảnh chụp màn hình một fanpage giả danh do iFan lập. |
Trên các tài liệu quảng bá khác, hình ảnh của những người nổi tiếng như Trấn Thành, Lam Trường, thậm chí Hồ Ngọc Hà, Kim Lý cũng được dùng để gây dựng lòng tin của người đầu tư. Mặc dù trên thực tế, iFan chưa hề xây dựng các tính năng, ứng dụng để hỗ trợ nghệ sĩ như những gì họ tô vẽ để chiêu dụ người đầu tư.
Nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng để bảo vệ hình ảnh của mình. |
Chiêu trò khuyến mại, tạo cơn sốt ảo
Để chiêu dụ người tham gia đầu tư vào tiền ảo, iFan bắt đầu thổi phồng lên "cơn sốt” ảo/
Tại hội thảo iFan ngày 29/9/2017, ban tổ chức đã tiến hành bốc thăm, hoặc chỉ tên ngẫu nhiên cho những người mua iFan với giá thấp – chỉ 0,1 đến 0,2 USD/đồng iFan.
Những buổi hội thảo thu hút khá nhiều người tham dự. |
Tôi may mắn được chọn mua 200.000 iFan với giá 0,1 USD/đồng, chồng sắp cưới của tôi cũng được chọn mua 200.000 đồng iFan với giá 0,2 USD/đồng", bà H nói.
Sau một tháng đầu mở bán, iFan đẩy giá trị đồng tiền lên 7 USD/iFan, hệ thống "cò mồi" từ đó có cơ sở để chiêu dụ người mới vào hơn.
Những người dung khi thấy có “đợt khuyến mại”, liền ồ ạt mua để nhằm mục đích “có lợi về sau”.
Hứa hẹn tạo ra hệ sinh thái nhiều ưu đãi
iFan đã tạo ra một ứng dụng trên điện thoại tương tự như hình thức ví điện tử. Ứng dụng đó có kết nối với các nghệ sĩ trong giới showbiz và có thể sử dụng những đồng tiền ảo đó để giao dịch ngay trên ứng dụng. Đơn cử, nếu nhà đầu tư có nhu cầu đi nghe nhạc của các nghệ sĩ lớn trong và ngoài nước, thay vì dùng tiền mua vé thì dùng đồng iFan mua.
iFan vẽ ra cho người tham dự một viễn cảnh tuyệt đẹp. |
Đồng thời, người dùng có thể đặt được vé máy bay, khách sạn với giá rẻ hơn 30-40% so với giá thị trường.
Công ty iFan hứa hẹn khi đồng tiền ảo này lên sàn sẽ tạo ra hệ sinh thái, mọi người không cần phải trả tiền mặt, mà thanh toán hóa đơn bằng iFan.
Bà H. (một nữ đại gia và là cổ đông của iFan) cho biết: "Chúng tôi mua đồng này với giá 0,1 USD, nhưng khi nó được niêm yết trên sàn, giá có thể tăng lên 5 USD, 6 USD. Họ hứa hẹn trong 3 tháng, nếu thực hiện đúng lộ trình, đến cuối tháng 12/2017, giá của đồng iFan lên tới 5 USD, lợi nhuận gấp 50 lần.
Tức là, chúng tôi mua với tư cách là đầu tư, không phải mua theo kiểu lướt sóng. Chúng tôi chờ đồng iFan lên sàn rồi bán ra, lợi nhuận rất khủng khiếp".
Cũng theo bà, lý do chính khiến nhiều người "sập bẫy" iFan chính là lòng tham. "Nói đi phải nói lại tất cả cũng vì lòng tham, thấy họ đưa ra lãi suất quá hời, quá hấp dẫn như vậy", bà H. chia sẻ.
Nóng tội phạm tiền ảo, Thủ tướng 'lệnh' các Bộ, ngành và địa phương vào cuộc
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 10/CT-TTg yêu cầu các Bộ ngành và địa phương siết chặt quản lý các hoạt động liên ... |
iFan biến 15.000 tỷ của nhà đầu tư thành rác ra sao?
Để thu hút được số tiền khổng lồ, iFan kết hợp cả chiêu trò truyền thống như lợi dụng người nổi tiếng, dụ dỗ bằng ... |
'Trùm đa cấp' là nạn nhân nặng nhất của bẫy lừa 15.000 tỷ?
Trong lúc dư luận đang hoài nghi về cái tên Diệp Khắc Cường có liên quan đến nhóm cầm đầu tổ chức lừa đảo kinh ... |