Ông Hồ Xuân Văn (trái) và bà C. kể lại việc mua tiền ảo iFan. ẢNH: Ngọc Dương - Tiểu Thiên |
Ông Văn cho biết từ tháng 9.2017, ông và nhiều người được ông Diệp Khắc Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển mạng lưới Hữu Nghị (trụ sở ở Q.10, TP.HCM), mời đến nhà để giới thiệu về dự án iFan của Singapore và mong muốn mọi người tham gia. Do rành về kỹ thuật tiền ảo, nên ông Văn được ông Cường mời đi giảng tại hội thảo ở TP.HCM và Vũng Tàu, liên quan đến kỹ thuật, công nghệ tiền ảo.
Ngày 31.10.2017, ông Văn cùng một số người thành lập Công ty CP Modern Tech chuyên về công nghệ. Tháng 11.2017, ông này được mời đi tham quan dự án iFan ở Singapore. Tại đây, Giám đốc iFan của Singapore gợi ý muốn Công ty CP Modern Tech làm đối tác xây dựng app để iFan phát triển nhanh ở thị trường VN. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác, những người sáng lập Modern Tech thấy dự án của iFan không như cam kết, thậm chí bản chất dự án của iFan là huy động vốn trả lãi quá cao nên đã ngưng hợp tác. Sau vụ hợp tác không thành này, Modern Tech cũng chấm dứt hoạt động.
“Modern Tech bị níu áo”?
Ông Văn khẳng định Modern Tech không liên quan iFan, nên không thể chi phối mạng lưới để lừa số lượng 32.000 người với số tiền trên 15.000 tỉ đồng như nhà đầu tư (NĐT) tố cáo. “Việc Modern Tech bị “níu áo” là do một số NĐT thua lỗ không biết kêu ai bởi khi đầu tư mọi giao dịch đều thực hiện trên mạng. Một phần nữa, những người sáng lập Modern Tech từng đi giảng tại các hội nghị tiền ảo do ông Diệp Khắc Cường mời khiến nhiều người hiểu nhầm công ty có liên quan iFan”, ông Văn nói.
Trước câu hỏi: Ông cho rằng cá nhân cũng như Modern Tech không liên quan, vậy vì sao lại không lên tiếng suốt mấy ngày qua, ông Văn trả lời từ chiều chủ nhật (8.4) đã nghe thông tin một số người đến trước tòa nhà có văn phòng công ty ở đường Nguyễn Huệ để căng băng rôn tố cáo công ty. Khi đó, ông nghĩ mình không làm gì sai, không có tội nên không quan tâm. Tuy nhiên, đến đêm khi đọc hết thông tin thấy số nạn nhân và số tiền bị lừa quá lớn, lại tố cáo đích danh công ty do mình đứng đầu khiến ông rối trí không biết xử lý thế nào.
“Cộng thêm việc có quá nhiều số điện thoại bạn bè, người thân thăm hỏi, nhiều số điện thoại lạ gọi vào hăm dọa khiến tôi phải tắt điện thoại, tạm rời chỗ ở tại Q.2 (TP.HCM) vài ngày vì sợ bất trắc”, ông Văn nói và cho biết nay sẵn sàng hợp tác, cung cấp mọi thông tin, hình ảnh cho cơ quan chức năng để làm rõ ai là người tổ chức, điều hành mạng lưới iFan ở VN.
Trước đó, sáng 11.4, ông Diệp Khắc Cường tổ chức gặp báo chí để “phân bua” về việc bị tố liên quan đến vụ lừa tiền ảo. Tại cuộc gặp, ông này tố ông Vũ Hữu Lợi (một trong những người sáng lập Công ty Modern Tech) cùng một nhóm người huy động NĐT tham gia mua iFan. Ông Cường cũng khẳng định đã nộp đơn tố cáo ông Lợi và nhóm người tổ chức bán tiền ảo iFan đến cơ quan công an.
Nhiều NĐT tan cửa nát nhà
Cũng hôm qua, một số NĐT đã gặp PV Thanh Niên để tố cáo đường dây lừa tiền ảo iFan. Qua tìm hiểu, PV Thanh Niên nhận thấy khi mua tiền ảo iFan, hầu hết các NĐT đều thông qua sự giới thiệu của người khác, chuyển tiền cho người đứng đầu nhóm để mua tiền ảo và giờ họ không biết cuối cùng tiền thật của mình đi đâu?!
Bà L.C, đại diện một nhóm hơn 10 NĐT, cho biết nhóm của bà bị mất hàng chục tỉ đồng khi tham gia iFan. Bà C. kể tháng 10.2017, bà rủ bạn bè, gia đình, người quen tham gia mua tiền ảo thông qua ông T.N.S, là người thân thiết với ông Diệp Khắc Cường, giới thiệu. Sau đó, bà C. và hơn 10 người quen của mình gặp ông S. đưa tiền để mua 540.000 iFan, tổng cộng hơn 18 tỉ đồng. Ông S. hứa hẹn đầu tư iFan lợi nhuận 48%/tháng, lấy theo ngày, nhưng đến nay bà C. chưa nhận được đồng nào. Điều đáng nói, dù đưa cho ông S. số tiền rất lớn nhưng chứng cứ bà C. có chỉ là giấy viết tay nhận tiền của ông S. (!).
Về lý do tin tưởng đầu tư số tiền lớn vào iFan, bà C. nói: “Tôi không quen biết gì với những người thành lập dự án iFan. Do đi hội thảo, thấy có nhiều người nổi tiếng tham gia, tôi ngồi bàn đầu nghe Diệp Khắc Cường diễn giải, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp, lợi nhuận lớn nếu tham gia dự án, nên tôi và người thân tham gia”. Đến nay, khi biết bị lừa đảo, bà C. tìm ông S. đòi tiền, thì ông này trả lời chờ khi nào Diệp Khắc Cường trả lại tiền ông ta mới có tiền cho nhóm bà C.
“Nhóm của tôi có cả lái xe, nhân viên, bạn bè, đang lâm vào tình cảnh vỡ nợ, phải bán nhà, bán xe, bị siết nợ, phải đi thuê nhà ở... Nhiều người rơi vào hoàn cảnh vừa mất tiền vừa chịu áp lực tinh thần khủng khiếp. Gia đình tôi 3 chị em đầu tư iFan nay mất trắng”, bà C. bức xúc.
Sau 5 ngày xảy ra vụ việc, mặc dù nhiều NĐT và cả ông Diệp Khắc Cường khẳng định đã nộp đơn tố cáo nhóm lừa mua iFan đến cơ quan công an, thế nhưng chiều 12.4, các đơn vị phụ trách lĩnh vực tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo... thuộc Bộ Công an đều cho biết chưa nhận được đơn tố cáo nào liên quan vụ việc.
Ai đứng sau công ty bị tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng?
Phần lớn trong số 8 cổ đông sáng lập Modern Tech đều từng tham gia, thậm chí lãnh đạo những doanh nghiệp kinh doanh đa ... |
Hồ Xuân Văn là ai và vai trò như thế nào trong vụ lừa đảo iFan?
Giám đốc Hồ Xuân Văn của công ty Modern Tech là một trong những cá nhân liên quan trực tiếp đến vụ lừa đảo iFan ... |
Điều tra người đứng sau đường dây tiền ảo Ifan lừa 15.000 tỷ
Ngày 11-4, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có công văn khẩn giao Công an TP kiểm tra, xác minh ... |
Nóng: Bộ Công an đã điều tra về đường dây lừa đảo tiền ảo Ifan
Từ nhiều tháng nay, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra về đường dây huy động tiền ảo Ifan theo mô hình đa cấp. |
Kinh doanh 04:06 | 13/04/2018
Kinh doanh 16:15 | 12/04/2018
Kinh doanh 11:00 | 12/04/2018
Kinh doanh 23:00 | 11/04/2018
Kinh doanh 11:19 | 11/04/2018
Kinh doanh 09:39 | 11/04/2018
Kinh doanh 08:07 | 11/04/2018
Kinh doanh 07:03 | 11/04/2018