Tại cuộc họp do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, các bộ ngành thống nhất phải làm việc trực tiếp đến cùng, thật cụ thể để có quyết định cấp phép khai thác băng tần 2.600 MHz sớm nhất cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G nhanh nhất có thể, theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay trừ Gtel, các doanh nghiệp đã chính thức cung cấp dịch vụ 4G tới người dùng. Cả 3 nhà mạng là VNPT, Viettel và MobiFone đều đang triển khai 4G trên băng tần 1800 MHz.
Từ năm 2017, Việt Nam đã có dự định đấu giá băng tần 2600 MHz cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ 4G. Tuy vậy việc đấu giá này đã bị dừng lại do Luật Đấu giá Tài sản công thay đổi. Băng tần là tài sản công quý hiếm của Nhà nước nên phải chờ điều chỉnh theo những thay đổi của luật.
Sau hơn một năm chính thức triển khai 4G đã có hơn 13 triệu thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng qua mạng, chiếm khoảng gần 30% tổng số thuê bao di động, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Lưu lượng dữ liệu trao đổi trung bình qua mạng di động tại thời điểm năm 2018 đã đạt khoảng 136.934 thuê bao/tháng và gấp đôi so với thời điểm năm 2016.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp viễn thông, lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz đang quá thấp so với nhu cầu thực tế làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G.
Dữ liệu từ Speedtest cho thấy tốc độ truy cập Internet di động của Việt Nam hiện đứng thứ 68 trong tổng số 124 quốc gia được khảo sát và chung nhóm với nhiều nước Mỹ La tinh.
Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.600 MHz để các nhà mạng triển khai mạng 4G và hiện có đã có 4 doanh nghiệp đăng ký.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp cho biết không có vướng mắc về các quy định của pháp luật liên quan đến việc cấp phép băng tần 2.600 MHz. Các hình thức cấp phép, thi tuyển, đấu giá tăng tần đều tuân thủ quy định của Luật Tần số vô tuyến điện. Còn các vấn đề về nghĩa vụ tài chính đã được pháp luật quy định.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp, xã hội từ việc chậm trễ triển khai mạng 4G lớn hơn nhiều so với nguồn thu từ việc cấp phép.
Việc cấp phép khai thác băng tần 2.600 MHz không chỉ giải quyết bức xúc cho doanh nghiệp viễn thông mà còn bảo đảm công tác thông tin trong hoạt động an ninh, quốc phòng, đại diện Bộ Quốc phòng nói.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cũng mong muốn các bộ ngành cùng đồng thuận trong giải quyết các thủ tục để cấp phép sớm cho doanh nghiệp. “Không thể nào chấp nhận mạng 4G mà chất lượng kém như hiện tại”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nói.
Giá heo tăng, Masan Nutri-Science đạt doanh thu 3.492 tỷ đồng quý II
Doanh thu thuần của Masan Nutri-Science (MNS) liên tục ảnh hưởng bởi giá heo giảm sâu kỳ lục. Nhưng khi bối cảnh thị tường phục ... |
Ford Everest 2018 đã có mặt tại Việt Nam, giá bán từ 850 triệu đồng
Tại sự kiện nội bộ dành cho đại lý bán hàng, Ford Everest phiên bản mới đươc tung ra thị trường Việt Nam và dự ... |
Ai đã mở màn cuộc đua giảm giá 4G?
Chỉ trong hơn một tháng, cả 3 nhà mạng lớn đều công bố giảm giá cước 4G bằng cách nâng dung lượng tốc độ cao ... |
Nhà mạng chạy đua giảm cước 3G, 4G
Các nhà mạng lần lượt công bố tăng gấp 5-6 lần lưu lượng các gói data với giá cước không đổi. |