Chị Phan Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ quyền trẻ em chia sẻ con gái chị mới 10 tuổi nhưng vẫn đi học thêm một mình từ nhà đến trung tâm ngoại ngữ (khoảng hơn 1km) vào buổi tối từ 7h-9h30 hàng tuần. Chị cho biết nhiều bố mẹ nghe nói vậy đều phản ứng và kêu: “thật nguy hiểm quá”.
“Nhưng nếu các bạn trang bị cho con những nguyên tắc ứng xử và nhận biết những nguy hiểm khi đi trên đường và luôn tin vào con, thì đứa trẻ của bạn sẽ an toàn thực sự”, chị Hương nói. Sau đây là 5 bài học chị Hương dạy con để tự tin và an toàn khi ra đường.
Chị Phan Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ quyền trẻ em. |
Tại sao tôi đưa ra nguyên tắc này?
Nếu con nhận thấy có điều gì đó không an toàn khi đi trên đường thì người con chủ động đi theo, đi gần hoặc tìm đến nhờ sự trợ giúp sẽ là người an toàn vì tức thời lúc đó họ là người không toan tính, bản năng trợ giúp người khó khăn hoặc trẻ nhỏ luôn có trong mỗi người.
Còn nếu ai đó chủ động đi theo con, chắc chắn đó không phải là người tốt. Con hãy thử bằng cách, con đi nhanh, đi chậm, đứng lại... nếu họ cũng có hành động như con làm thì chắc chắn con phải tính đến nhờ sự trợ giúp của người khác, là người đang đi cùng chiều với con hoặc tránh vào cửa hàng tạp hóa, siêu thị, quán ăn, cà phê.... Khi vào những nơi đó, con nên gọi đồ ăn ra ăn, mua tại cửa hàng rồi bóc ăn luôn. Sau đó nhờ điện thoại của cửa hàng để gọi cho cha mẹ đến đón: "Cô/chú ơi cháu quên mang tiền mà trót ăn/ gọi đồ rồi, có thể cho cháu mượn điện thoại để gọi cha mẹ cháu đến trả tiền đc không"?
Bố mẹ sẽ bất ngờ vì sao chạy cũng phải dậy. Thực ra chạy cũng cần có bài bản, có kỹ thuật. Khi gặp tình huống bất ngờ, nhiều đứa trẻ hoặc ngay cả người lớn gặp nguy hiểm là ú ớ, không nói được câu nào. Tất cả đều phải được học và luyện tập cho thành thạo, điêu luyện.
Phải dạy bé sự dũng cảm và không được im lặng trước cái xấu. |
Những kẻ biến thái hay trà trộn trên xe buýt để lợi dụng xâm hại đứa trẻ. Tôi được 1 cháu bé gái 14 tuổi kể rằng, hàng ngày con đi học bằng xe buýt. "Ít nhất 2 lần con bị chạm vào ngực hoặc mông" và cháu bé đã chọn cách ứng xử với tình huống đó bằng cách im lặng vờ như không có chuyện gì xảy ra.
Trong trường hợp này, bạn phải dạy trẻ cần phải biết lên tiếng. Hô to, hét to. Nếu kẻ biến thái đứng trước mặt dùng chân thúc lên hạ bộ, dùng chân dẫm mạnh vào ngón chân của hắn. Nếu hắn đứng sau dùng khuỷu tay hích mạnh vào dưới sườn vì chỗ đó hích vào rất đau, dùng gót chân dẫm vào ngón chân hoặc xoay người lại đạp, hích vào hạ bộ. Phải dạy bé sự dũng cảm và không được im lặng trước cái xấu. Có thể nói với con như sau: “Những hành vi xấu đó mọi người đều không thích nên nếu con có phản ứng mọi người sẽ giúp con”. Dạy con về các tình huống khác có thể đến với các con như: khi gặp kẻ trộm, bắt cóc... thì phải làm thế nào?
Tôi từng gặp 1 cậu bé bị lạc. Có 1 bà đi tới hỏi: “nhà ở đâu, bố mẹ tên gì? bác đưa về”. Nhưng cậu bé bình tĩnh trả lời rõ ràng: “cháu cảm ơn, bố mẹ cháu đang đến đón cháu. Nếu cháu đợi lâu quá, công viên đóng cửa, cháu sẽ về cùng chú bảo vệ đằng kia”. Sau câu trả lời đó, người đàn bà trung niên bỏ đi. Cậu bé lại ngồi xuống ghế đá chờ đợi. Câu trả lời rất tự tin của cậu bé thông minh nói lên rất nhiều ngầm ý: “Này bác, nếu bác là người xấu thì chú bảo vệ đằng kia sẽ là người bảo vệ tôi. Bố mẹ tôi biết đâu đang ở ngay cạnh tôi rồi”.
Nếu cha mẹ không tin tưởng con đứa trẻ không bao giờ lớn được. |
Nếu cha mẹ không tin tưởng con đứa trẻ không bao giờ lớn được. Ở Nhật, trẻ em tự đi học bằng các phương tiện công cộng khi bé bắt đầu vào lớp 1 vì bố mẹ chúng tin tưởng chúng có đầy đủ kỹ năng để ứng xử giao tiếp khi một mình.
Ở Việt Nam các con học đến cấp 2 rồi cấp 3 thậm chí đại học vẫn còn cảnh đưa đón. Nỗi lo bị bắt cóc, lo vượt rào, lo và lo... nhưng sẽ không thể lo cho chúng suốt cuộc đời mình được và nỗi lo ấy của bố mẹ sẽ khiến đứa trẻ của họ trở thành lơ ngơ trước cuộc sống, nó sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn, nó lo lắng nhiều hơn và mất tự tin thậm chí bị khủng hoảng tâm lý. Tin tưởng vào con, con bạn sẽ trở nên dũng cảm, tự tin và làm được những điều to lớn.
Hãy dạy con biết, hãy tin con làm được, cho con trải nghiệm thay vì lo sợ và bao bọc con quá mức. Tôi còn nhớ 1 bạn gái 25 tuổi tìm đến tôi để tham vấn tâm lý. Bạn ấy bị stress vì không biết nấu ăn, không biết cắm 1 nồi cơm ngon, không biết thái thịt thế nào là ngang thớ, dọc thớ, không biết nhặt rau như nào là ăn được. Mẹ chồng mắng, em chồng lườm và chồng phải dạy nấu ăn cho bạn ấy hàng ngày.
Hãy để bọn trẻ: biết - tự tin, an toàn và lớn.
XEM THÊM
Nỗi bất hạnh của những đứa trẻ kém cỏi có cha mẹ giỏi giang
Làm con của ông giám đốc, cô bé Giang (Hà Nội) suy sụp đến nơi vì luôn thấy mình kém cỏi, còn bố cô chỉ ... |
'Ngày 1/6: Mong trẻ luôn được an toàn trong chính gia đình mình'
"Gia đình tưởng là nơi an toàn nhất với đứa trẻ nhưng hóa ra lại là nguy cơ đáng sợ nhất với trẻ em”, PGS.TS ... |
Không áp lực vì cân nặng của con, bố mẹ Na Uy áp lực vì có thể bị tước quyền nuôi con bất cứ lúc nào
Mới sống ở Na Uy 5 năm, nhưng chị Linh Phan đã từng chứng kiến nhiều câu chuyện bố mẹ bị tước quyền nuôi con ... |
Tranh thủ giai đoạn nhạy cảm, mẹ nuôi dưỡng niềm đam mê vũ trụ và địa lý cho con
Ngoài vũ trụ và địa lý, bất cứ thứ gì con yêu thích, chị Hằng đều muốn “tranh thủ” giai đoạn nhạy cảm của con ... |
Bà mẹ thử 14 ngày không quát con, trẻ nghe lời hơn hẳn
Bà mẹ người Anh tự thử nghiệm kế hoạch của mình, thất bại 2 lần nhưng có được những thay đổi tích cực. |
‘Bạo lực không phải là giáo dục, bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn’
Qua bạo lực thể chất và tinh thần, qua những gì mà chúng ta thực hành hàng ngày, chúng ta dạy con rằng bạo lực ... |