5 cách dễ dàng để thoải mái 'mặc cả' và mua sắm tiết kiệm

Bằng cách mặc cả thông minh và khéo léo, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được rất nhiều tiền khi mua sắm mà còn quản lý ngân sách, chi tiêu của mình tốt hơn.

Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường bỏ lỡ các cơ hội nhận được ưu đãi tốt hơn khi mua sắm. 

Có một số câu hỏi bạn cần trả lời được trước khi ra quyết định mua cuối cùng, đó là: Giới hạn giá của bạn là gì? Tính năng sản phẩm nào quan trọng nhất đối với bạn? Khi nào bạn cần sử dụng sản phẩm? Để mua được món đồ với giá "hời" nhất, tiết kiệm nhất, bạn sẽ phải dành thời gian để nghiên cứu và sau đó là "mặc cả" sao cho hợp , thuyết phục nhất.

Làm sao để mặc cả và mua sắm tiết kiệm nhất?

Theo Forbes, dưới đây là một số bước bạn nên thực hiện để đảm bảo rằng mình đang nhận được sản phẩm tốt nhất với mức giá tiết kiệm nhất có thể:

1. Thực hiện nghiên cứu trước khi mua hàng

Theo một cuộc khảo sát của Think With Google, 47% cá nhân được hỏi cho biết họ không thực hiện bất kì nghiên cứu nào trước khi mua sắm. Liệu bạn có nằm trong danh sách những người "gặp gì mua nấy", không cân nhắc nhiều mỗi khi lựa chọn và thanh toán hàng hóa, sản phẩm? 

Nếu như vậy thì rất có thể bạn đã lãng phí khá nhiều tiền. Tốt nhất là bạn nên dành một vài giờ để nghiên cứu sâu các bài đánh giá và các sản phẩm tương tự trên thị trường khi có nhu cầu với các sản phẩm có giá trị lớn. Điều này giúp bạn so sánh giá, so sánh chất lượng và biết đâu sau đó bạn có thể tiế kiệm nhiều hơn.

2. Đừng ngại đặt câu hỏi để có cơ hội tiết kiệm tiền

5 cách đơn giản để thoải mái 'mặc cả' và mua sắm tiết kiệm - Ảnh 1.

Đừng ngại đặt câu hỏi để có thông tin mặc cả và tiết kiệm thêm tiền khi mua sắm. (Ảnh: Forbes).

Người bán hàng có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của người mua cũng như thông báo về mức giá, tư vấn về chất lượng, tính năng… Tuy nhiên, đa số nhân số nhân viên bán hàng sẽ không có thẩm quyền thay đổi giá nên nếu bạn muốn thương lượng một mức giá khác, bạn cần hỏi người quản hoặc chủ cửa hàng. Đây là quyền lợi của bạn nên không cần cảm thấy áp lực. 

Trong trường hợp bạn liên tục thấy lo lắng trước khi mua hàng thì có thể cân nhắc sử dụng một số phương pháp đặt câu hỏi lịch sự nhất. Đơn giản là hãy hỏi rằng: "Anh/chị có thể giảm giá hay không?".

3. Đặt câu hỏi đúng trọng tâm cho người bán

Với tâm của đa số người mua, nhất là người trẻ thì họ dễ cảm thấy ngại khi hỏi quá nhiều, nhất là sau đó phát hiện không phù hợp nên không mua nữa. Giả sử bạn cũng như vậy thì hãy nhớ rằng công việc của người bán là tư vấn, giải đáp thắc mắc và thuyết phục khách hàng tiềm năng. 

Vì vậy mà bạn không cần cảm thấy không thoải mái, miễn là bạn đặt câu hỏi đúng trọng tâm để nhận lại đáp án tốt nhất có thể. Bạn muốn mua sắm tiết kiệm với giá rẻ thì không thể quá mức ngại ngùng.

Dưới đây là ba câu hỏi nên hỏi nhân viên bán hàng để đảm bảo bạn nhận được ưu đãi tốt nhất (nếu có): Tôi muốn mua những sản phẩm này [kể tên], cửa hàng của anh/chị có sẵn không? Những hỗ trợ, dịch vụ hoặc bảo hành nào được bao gồm trong sản phẩm? Liệu có thể giảm giá hay khuyến mại thêm gì không?

4. Chủ động hơn cho dù các cuộc trò chuyện với người bán có hơi lúng túng

Cho dù bạn cảm thấy lúng túng trong những cuộc trò chuyện với mục đích mặc cả để được mức giá tiết kiệm hơn thì đó cũng là phản ứng tự nhiên. Có một thực tế bạn cần biết, đó là chỉ người mua cảm thấy bối rối còn với người bán thì đó là công việc hàng ngày, họ được đào tạo hoặc có kinh nghiệm với những cuộc trò chuyện như vậy. 

Miễn là bạn lịch sự và thể hiện thái độ tôn trọng thì không có gì phải lo lắng. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn càng tập trung vào những cuộc trò chuyện khó như thế này, chúng sẽ càng trở nên dễ dàng hơn trong tương lai. Càng ngày bạn sẽ càng giỏi giao tiếp, mặc cả và tiết kiệm được nhiều chi phí mua sắm hơn.

5. Biết khi nào nên từ bỏ món đồ định mua

Nói thì dễ hơn làm, nhưng bạn không nên cảm thấy tệ khi từ bỏ một giao dịch mua tiềm năng không phù hợp với bạn và nhu cầu của bạn. Biết từ bỏ đúng lúc không chỉ hạn chế nguy cơ chi tiêu cho những khoản không cần thiết mà còn tiết kiệm được đáng kể cho ngân sách mua sắm của bạn. 

Bạn có thể từ bỏ ngay khi nghiên cứu và thấy không cần/không hợp hoặc từ bỏ khi nghe thấy báo giá quá cao so với khả năng chi trả. Mua hàng thông minh hơn giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và thời gian, cho phép bạn đầu tư xứng đáng vào sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt với mức giá phù hợp trong tương lai.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.