Làm thế nào để tính số tiền cần tiết kiệm cần trong 5 năm tới?

Thông qua các phương trình Toán học đơn giản, mọi người đều có thể dễ dàng tính toán được số tiền cần tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính trong vòng 5 năm tới. Tiết kiệm là việc đầu tiên bạn cần làm nếu muốn hoàn thành dự định của mình.

Tất cả chúng ta đều có những mục tiêu mà bản thân hướng tới trong cuộc sống và dĩ nhiên, hầu hết các mục tiêu đó cần phải trả giá bằng tiền. Mua nhà, lấy bằng Thạc sĩ, cho con đi học trường quốc tế, đi du lịch nước ngoài một lần trong đời hay tự mở công ty - bất kể mục tiêu của bạn là gì, bạn không thể không có tiền mà chỉ ngồi một chỗ để nghĩ về việc đầu tư. 

Do đó, tiết kiệm là việc đầu tiên bạn cần làm nếu muốn hoàn thành dự định của mình.

Tiết kiệm tiền cho một khoản mua sắm hoặc sự kiện lớn có vẻ quá sức nếu bạn không có gì trong ngân hàng. Với mức lương 1.000 USD 1 tháng mà bạn đặt mục tiêu phải có 50.000 USD trong vòng 3 năm để đủ tiền đặt cọc mua nhà thì kế hoạch này hoàn toàn không khả quan. 

Để nhận thức được tình hình thực tế và tính toán chính xác số tiền tiết kiệm mục tiêu, bạn có thể sử dụng một phương trình đơn giản chia nhỏ mục tiêu lớn thành một loạt mục tiêu nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả.

Làm sao để tính số tiền cần tiết kiệm cần trong 5 năm tới? - Ảnh 1.

Chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp kế hoạch tiết kiệm dễ thành công hơn.

Công thức trong bài viết của Business Insider tính chính xác nhất cho các mục tiêu có mốc thời gian từ 5 năm trở xuống, còn với các kế hoạch xa xôi như nghỉ hưu thì cần chú ý đến nhiều yếu tố hơn.

Tiết kiệm bao nhiêu cho các mục tiêu tài chính ngắn hạn?

Đầu tiên, bạn cần biết hai điều: Số dư mục tiêu của bạn và thời điểm bạn muốn đạt được điều đó. Sau đó, hãy đưa những con số đó vào phương trình này:

Tổng số tiền cần thiết ÷ số năm ÷ 24 phiếu lương trong một năm (trong trường hợp mỗi tháng bạn được trả lương 2 lần/có 2 thu nhập) = số tiền cần tiết kiệm mỗi khi bạn nhận lương.

Phương trình này khả thi cho những ai có thói quen tiết kiệm tiền một cách tự động thông qua việc gửi tiền trực tiếp. Mỗi tháng 2 lần khi tiền lương của bạn về tài khoản, một phần sẽ được chuyển vào tài khoản thẻ để trang trải các hóa đơn và một phần được chuyển vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao cho một mục tiêu cụ thể trong tương lai. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu tài chính cần ưu tiên thực sự.

Nếu bạn không được thanh toán theo lịch trình thông thường hoặc muốn tiết kiệm hàng tháng, chỉ cần hoán đổi phần cuối cùng của phương trình - số lần trả lương mỗi năm - với con số 12 lần để biểu thị số tháng.

Ví dụ: $ 5.000 [số dư mục tiêu] ÷ 2 [số năm để đạt được mục tiêu] ÷ 12 [số lần trả lương mỗi năm] = $ 208. 5.000 USD nghe có vẻ nhiều nhưng 208 USD thì nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhiều.

Tiết kiệm nhiều hơn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu sớm hơn

Ưu điểm của phương trình tính toán số tiền tiết kiệm kể trên là nó khá bảo thủ. Nó giả định rằng mỗi USD sẽ đến từ cùng một nơi (tiền lương của bạn), và cùng một lúc (một hoặc hai lần một tháng). Nhưng may thay, thực tế có thể còn triển vọng hơn như vậy.

Trong ví dụ trên, người thực hiện đã không mất trọn hai năm để đạt được mục tiêu của mình. Người này cho rằng không nên chờ đợi tăng trưởng kép, tăng lương mà thay vào đó là chủ động tăng số tiền tiết kiệm để từ đó rút ngắn thời hạn.

Các tài khoản tiết kiệm lãi suất cao mang lại lợi nhuận trên số dư của bạn trong khi vẫn giữ cho tiền của bạn an toàn và dễ tiếp cận. Dĩ nhiên, tăng lương có thể giúp tăng thu nhập của bạn. 

Nếu các khoản chi của bạn vẫn giữ nguyên sau khi thu nhập tăng, bạn sẽ có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Sau mỗi lần tăng lương, bạn hãy đánh giá lại mục tiêu của mình để xem liệu mình có thể tiết kiệm nhiều hơn không và điều chỉnh toàn bộ kế hoạch.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.